Logo Banner
 
Hiệu quả - Nhân chứng
Phương thuốc quý để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật
(Ngày đăng: 27/11/2013 - Lượt xem: 4215)
Môn DSTT đã trở thành phong trào rộng rãi, từ năm 1995 đến tháng 5/2012 đã phát triển trên 34 tỉnh thành trên 3 miền đất nước, đã có hàng chục vạn người tham gia luyện tập, đạt kết quả rất tốt đẹp, được báo chí và nhân dân ca ngợi.

Dưỡng sinh tâm thể:

PHƯƠNG THUỐC QUÝ ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE, ĐẨY LÙI BỆNH TẬT

( Trích bài nói chuyện của ông Nguyễn Trần Mý- Viện phó Viện Nghiên cứu ứng dụng DSTT)cho các lớp tổ chức tập luyện DSTT đối với các huấn luyện viên, hướng dẫn viên.  

         

Ông Nguyễn Trần Mý nói chuyện tại lớp tập huấn do Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT tổ chức

Phương pháp tập luyện DSTT do má Hai Hương sáng lập đã trở thành phương thuốc quý trong việc rèn luyện nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật. Cách tập giản dị phù hợp với mọi lúc, mọi nơi và mọi lứa tuổi, không tốn kém, không chỉ giúp cho nâng cao thể lực mà còn tăng cường trí lực và tâm lực. DSTT còn có hiệu quả tích cực trong việc gó phần thực hiện chủ trương “xóa đói, giảm nghèo” của Đảng và Nhà nước, mang đậm tính nhân văn cao cả, góp phần xây dựng xã hội văn minh về tinh thần, cường tráng về thể chất.

Môn DSTT đã trở thành phong trào rộng rãi, từ năm 1995 đến tháng 5/2012 đã phát triển trên 34 tỉnh thành trên 3 miền đất nước, đã có hàng chục vạn người tham gia luyện tập, đạt kết quả rất tốt đẹp, được báo chí và nhân dân ca ngợi.

Qua 18 năm tổ chức và luyện tập, hoạt động DSTT đã được Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT nghiêm túc tổ chức tổng kết hàng năm, tổng kết 10 năm, 15 năm và chuẩn bị kỷ niệm 20 năm vào năm 2015. Cũng trong thời gian qua, Viện đã tổ chức được 4 Hội nghị, Hội thảo khoa học, được nhiều cán bộ khoa học của ngành tham gia phát biểu đánh giá cao về môn DSTT không những nâng cao được sức khỏe mà còn đẩy lùi được nhiều bệnh tật, nhất là một số bện nan y mãn tính. Hy vọng thời gian tới đây, DSTT sẽ còn được các cán bộ khoa học của các ngành, các cơ quan và nhân dân nghiên cứu để có những giải đáp và kết luận thỏa đáng , góp phân vào nền khoa học-Y học cổ truyền để phục vụ sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn, phù hợp với đường lối của Đảng ta.

Môn DSTT khẳng định không làm thay công việc của ngành y tế và môn DSTT cũng không phải chữa được bách bệnh. Mục đích của việc tập luyện DSTT nhằm nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật. Nhưng đặc biệt nó góp phần vào việc nâng cao sức khỏe cho cộng đồng mà không phải dùng thuốc thì có lợi biết bao cho xã hội.

Làm tốt được việc này là thiết thực và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, mà Đảng ta và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm tới sức khỏe và đời sống nhân dân.

Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT tổ chức luyện tập cho nhân dân theo Nghị định 35 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và được Liên hiệp các Hội khoa học- Kỹ thuật Việt Nam chỉ đạo (các G.S Hà Học Trạc, tiếp theo là GS-Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, và hiện nay là G.S Đặng Vũ Minh là Chủ tịch). Cơ quan trực tiếp chỉ đạo Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT là Liên hiệp KHCN và Tin học ứng dụng (UIA) do T.S Vũ Thế Khanh làm Tổng Giám đốc. Liên hiệp UIA có Chi bộ Đảng để chỉ đạo và lãnh đạo UIA và các Trung tâm DSTT.

Ngày 10/5/2001, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 2 về việc tổ chức các CLB Dưỡng sinh ở các cơ sở. Như vậy hoạt động của Viện Nghiên cứu ứng dụng DSTT có tư cách pháp nhân, Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý.

Hiện nay các điểm tổ chức tập luyện DSTT đều do lãnh đạo chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về công tác tổ chức.Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT chịu trách nhiệm chuyên môn về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng.

 

I-TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA TẬP LUYỆN DSTT

1) Tập luyện DSTT giải quyết được những bệnh tật gì?

  • Chủ yếu là một số bệnh nan y mãn tính đã  chữa trị bằng nhiều thuốc Đông y và Tây y cũng không khỏi.
  • Bệnh phát sinh từ “tâm” còn gọi là “bệnh tâm”. Như lo sự quá, suy nghĩ quá, khổ sở quá cũng sinh bệnh.
  • Qua theo dõi, những người tìm đến tập luyện nhiều và chữa trị bằng phương pháp DSTT là những người bị các bệnh thuộc hệ thần kinh; hệ tuần hoàn; hệ vận động. Như: tai biến mạch máu não, thần kinh tâm thần, tiền đình, huyết áp, tim mạch, dạ dày, tiểu đường, hen suyễn, câm điếc, u xơ, trầm cảm, đái dầm, vẩy nến, vôi hóa đốt sống cổ, vôi hóa đốt sống lưng, viêm đa khớp chân tay…
  • Đặc biệt, Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT đã thực hiện đề tài khoa học về luyện tập DSTT cho các nạn nhân chất độc da cam tại làng Hữu nghị Việt Nam do Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức, đã thu được nhiều kết quả khá tốt.
  • Các bệnh nhân nếu thuộc các nhóm bệnh nói trên nếu tham gia tập luyện thường đều đem lại kết quả khá cao.
  • Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính những điểm tổ chức tập trung tập luyện DSTT trong 17.000 người tập trung với trên 300.000 ca bệnh (vì một người đến tập cũng có từ 1-3 ca bệnh).
  • Qua theo dõi những người bệnh thuộc 14 nhóm bệnh (theo phân loại của Bộ Y tế), trung bình trên cả 14 nhóm bệnh thì duy trì ổn định trong suốt 17 năm ở mức: 55% có chuyển biến từ phần nửa tới khỏi hẳn; 35% có chuyển biến ít, còn 10% xem như không chuyển biến.

Những bệnh nào khi  tập DSTT ít tác dụng hoặc không có tác dụng?

  • Những bệnh thực thể như bị thương do tai nạn, chó dại, thú dại cắn, ngộ độc thức ăn, giun chui ống mật, ruột thừa thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu BV Tây y.

2)Môn DSTT đã trở thành môn khoa học

  • Thực tiễn đã chứng minh từ khi thành lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng DSTT (nay là Viện Nghiên cứu ứng dụng DSTT) đến năm 2013 là 18 năm, với quãng thời gian chưa phải là dài, nhưng DSTT đã đem lại những hiệu quả nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật cho cộng đồng thật to lớn! Báo CAND số ra ngày 15/5/2003 cũng nêu rõ: DSTT là một phương pháp tập luyện điều trị bệnh hiệu quả cao. Nếu tính chi phí cho mỗi ca bệnh nhân vào BV điều trị ít nhất cũng phải 1.000.000 đ (một triệu đồng), chỉ tính trong hơn 17 năm qua thì viện DSTT đã giúp nhân dân tiết kiệm được số tiền ít nhất là 77 tỷ đồng. Một thành quả vô cùng to lớn!

      

II-VÀI DẪN CHỨNG ĐIỂN HÌNH TỪ THỰC TIỄN  

      Có rất nhiều người mắc những căn bệnh nan y, mãn tính đã đi chữa Đông y hay Tây y ở nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi, nhưng khi tập luyện DSTT thì bệnh của họ đã khỏi nhanh chóng, mới thấy giá trị kỳ diệu của môn DSTT. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nêu sau đây vài trường hợp điển hình:

1) - Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, 64 tuổi, cán bộ nghỉ hưu tại khu TT Tổng cục Hậu cần, Gia Lâm, Hà Nội.

  • Bà Thanh bị bệnh: rối loạn tiền đình; thiểu năng tuần hoàn não; đái tháo đường, đái nhiều lần. Bà đi các BV chữa trị 6 năm vẫn không khỏi. Bà đến với DSTT, qua 35 ngày tập luyện bà đã ổn định hoàn toàn. Bà kể: 6 năm bị bênh tật, tôi không ra khỏi cổng nhà mình, chỉ quanh quẩn ở trong một căn phòng nhỏ, tắm rửa, vệ sinh đều phải nhờ người phục vụ. Trong 6 năm có hàng chục bác sĩ Đông y-Tây y chữa trị cho tôi, tốn kém vô kể nhưng vẫn không khỏi. Nay nhờ tập luyên DSTT mà tôi trở lại khỏe mạnh, đi lại bình thường. Tôi được như thế này là nhờ đôi bàn tay thiên thần của DSTT. Tôi vô cùng biết ơn Má Hai Hương và Tring tâm DSTT đã cứu sống tôi.

2) Cháu Trịnh Quế Trâm, 5 tuổi, số nhà 56, đường Nguyễn Viết Xuân, TP Buôn Ma Thuột- Đắc Lắc.

  • Năm 2001, cháu Trâm bị hở van tim 2 lá (do bẩm sinh). BV Đa khoa Đắc Lắc đã chuyển về BV TP HCM khám và được các BS chuẩn đoán xác định phải mổ, nếu không phẫu thuật kịp thời có thể tử vong. BV thông báo gia đình dự chi là 2.250 USD. Nhà nghèo không kiếm đâu ra số tiền như vậy, gia đình đành đưa cháu về. May mắn có người chỉ dẫn tới CLB DSTT Đắc Lắc, nhờ cô Hạnh (HDV) giúp đỡ tập luyện. Khi gặp cô Hạnh, cháu trong tình trạng nguy kịch, gia đình rất bi quan, da cháu tím bầm, khó thở; người và chân tay sưng phù. Ngay sau liệu trình tác động đàu tiên, sức khỏe cháu đã có chuyển biến rõ, người tỉnh táo. Sau 30 ngày luyện tập, cháu đã hoàn toàn ổn định, và còn khỏi cả bệnh đái dầm, viêm họng. Gia đình đưa cháu đến BV đa khoa Đắc Lắc để kiểm tra lại thì được biết tim đã ổn định. (Từ năm 2001 đến năm 2005 sức khỏe cháu Trâm vẫn ổn định).

3) Cụ Lê Thế Hùng, 88 tuổi, cán bộ lão thành cách mạng, thường trú tại khu TT gia đình Trường Đại học Nông nghiệp I.

  • Cụ Hùng thường xuyên trong tình trạng huyết áp cao

( 220/250/150), ông đã đi cấp cứu và điều trị nhiều lần nhưng chỉ xuống được 200/150. Cụ đến tập DSTT trong 3 tháng liền, huyết áp xuống 130/190. Qua 14 năm huyết áp của cụ Hùng vẫn ổn định, không phải dùng đến thuốc, khong phải đi BV. Cụ vẫn thường xuyên luyện tập DSTT hàng ngày, cụ nói: “Đối với tôi, DSTT như cơm ăn, nước uống, không thể thiếu được”.

4)Bà Nguyễn Thị Mai, 60 tuổi, Đại úy CA nghỉ hưu tại khu TT CA phường Nhị Thanh, TP Lạng Sơn.

  •        Bà Mai bị suy tim độ 3, bị ngát xỉu liên tục; huyết áp cao: 220/100. Bà Mai hai chân bị khớp, đi lại khó khăn; máu nhiễm mỡ; bị bệnh béo phì, cân nặng 90kg.

Sau 3 tháng tập luyện DSTT, kiểm tra tại BV, tim của bà đã ổn định bình thường; huyết áp xuống 150/90; máu trong mỡ đã hết. Giảm béo phì được 12 kg. Bà trở nên khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn. Bà cho biết bà cảm thấy vui sướng và hạnh phúc vô cùng! Năm 2003, bà lên báo cáo kết quả điển hình tại Hôi nghị Tổng kết công tác 10 năm của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng DSTT,được mọi người nhiệt liệt hoan nghênh.

Tóm lại, trong 18 năm qua đã có hàng trăm người bệnh đứng trước nguy cơ “gần đất, xa trời”, nhưng nhờ tham gia tập luyện phương pháp DSTT đơn giản mà diệu kỳ nên đã trở lại cuộc sống bình an. Đã có hàng trăm lá thư của người bệnh gửi về Viện DSTT bày tỏ niềm xúc động chân thành và lòng biết ơn Má Hai Hương, biết ơn và kính trọng môn DSTT đã cứu sống họ.

 

Nhân đây, tôi cũng xin nói về gia đình tôi đã đến với DSTT như thế nào?

Tôi tên là Nguyễn Trần Mý, sinh năm 1932 (82 tuổi), quê quán: xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Tôi phục vụ trong quân đội với hàm Đại tá, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh quân đội, đã nghỉ hưu năm 1995, thường trú tại 22/B7, khu dân cư 918, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội.

Từ năm 1990 tôi bị mắc một số bệnh sau: Huyết áp 190/100; tiền đình nặng; tim mạch vành độ 3; vôi hóa gáy, đốt sống lưng; thoát vị đĩa đệm BV yêu cầu phải mổ; đã teo một chân 2/10; viêm họng  mãn, khớp bại cánh tay trái 6 tháng không nâng lên được;đau đầu, mất ngủ thường xuyên.

Tôi đã được điều trị nhiều lần tại BV quân đội 108 và BV Y học cổ truyền quân đội nhưng bệnh thuyên giảm chậm. Riêng bệnh tim mạch vành độ 3 có dấu hiệu ngày càng nặng. Tôi sinh bi quan , chán nản, sinh cáu gắt gay lo lắng cho gia đình.

Trong khi đó, vợ tôi là Bùi Thị Gấm, 79 tuổi, thì bị viêm đa khớp, đau đầu mãn tính thường xuyên; bị viêm hành tá tràng, đại tràng, đau da dầy. Suốt 19 năm, vợ tôi đã đi nhiều BV Đông y và  Tây y để điều trị. Thời kỳ đó cơ thể chỉ nặng 34 kg.

Trung tâm DSTT ra đời tháng 8 năm 1995, tôi tìm đến Trung tâm thì được gặp Bà Trưởng môn Tôn Nữ Hoàng Hương (mà chúng tôi vẫn gọi kính trọng, thân mật là Má Hai Hương). Bà đồng ý cho hai vợ chồng tôi vào tập. Thật kỳ lạ, chỉ sau 10 ngày được Má Hai Hương và các HDV tác động, hướng dẫn tập luyện thì cánh tay tôi đã trở lại bình thường. Hai vợ chồng tôi  tập liên tục một tháng đầu thì thấy không còn đau đầu, tim đỡ nhói, ăn ngủ tốt.

Sau 1 tháng, tôi vào BV 108 để kiểm tra huyết áp thì kết quả là 150/95; tim mạch tốt nên tôi kiên trì tập tiếp. Sau 2 tháng, tôi lại vào BV kiểm tra huyết áp lần thứ 2, lần này kết quả là 140/90; mạch  vành ổn định, vượt khỏi sự quản lý A1 của BV 108. Tôi tập tiếp tháng thứ 3 thì người đã khỏe mạnh, béo tốt; huyết áp 130/90; mạch vành bình thường, BV kết luận ổn định. Từ đó đến nay đã 17 năm,vợ chồng tôi không phải dùng thốc uống và không phải vào BV lần nào.

Từ tháng  3/1996, chúng tôi đều trở thành hướng dẫn viên (HDV) của Trung tâm DSTT. Tháng 6/1969, tôi được Quyết định của Liên hiệp KHCN Tin học ứng dụng UIA làm Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng DSTT (nay là Viện phó Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT).

Nhưng gia đình chúng tôi rất vui mừng và thấy quý trọng hơn cả chính là sức khỏe, bởi qua ốm đau như thế và được DSTT chữa trị thành công thì càng thấy không có gì quý bằng sức khỏe!

 

III-PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN DSTT

Vì đã có tài liệu hướng dẫn nên tôi chỉ  trao đổi thêm một số vấn đề liên quan.

Yêu cầu trước tiên đối với người tập DSTT là phải có niềm tin; tinh thàn phải quyết tâm mới thu được kết quả. Tập thì không khó, nhưng cái khó là phải “TU TÂM, SỬA TÍNH”. Không được làm những điều sai trái với lương tâm, đạo lý của con người. Muốn tập luyện DSTT đạt kết quả, mỗi chúng ta nên sống theo phương châm 3 lành: “Tâm lành, Ngôn lành, Thân lành” như Má Hai Hương đã căn dặn.

Tôi cũng tâm đắc với điều sau đây và xin đọc để mọi người cùng suy ngẫm, để giữ cho tâm mình luôn trong sáng:

Nhẫn- hòa” hai chữ giữ yên

Từ bi hỷ xả gắn liền tại tâm

Phải sống với suy nghĩ cái thiện sẽ thắng cái ác, cần sống vị tha, mình vì mọi người; nhớ đến nguồn gốc tổ tiên; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,  làm theo lời Bác Hồ dạy “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, đưa con người đến “chân– thiện –mỹ”. Đó là nét đẹp nhất của mỗi con người trong xã hội hiện nay.

Nói đến DSTT trước hết là nói đến cái “TÂM”.TÂM có khỏe thì thân mới khỏe, TÂM VÀ THẾ là mối quan hệ hữu cơ.

Bị bệnh huyết áp mà phải luôn đối phó với tình huống phức tạp, luôn căng thẳng, bực bội thì luyện tập sẽ không kết quả hoặc ít kết quả. Trước hết phải giải quyết cái tâm là vì vậy.

Trong quá trình luyện tập, ở giai đoạn đầu, nguồn năng lượng được truyền dưới dạng sóng qua HDV đến người tập. Nếu người tập là người khỏe mạnh hay ít bệnh tật thì sức khỏe càng được tăng cường hơn. Nếu người tạp có nhiều bện mãn tính khi tiếp thu được năng lượng vào cơ thể có tác dụng sẽ đẩy lùi dần một số bệnh và dần phục hồi sưc khỏe. Kết quả nâng cao sức hỏe hay đẩy lùi bệnh tật nhanh hay chóng còn tùy thuộc vào sự tiếp thu năng lượng của mỗi người. Khi tập nếu sóng có cùng tần số (Tâm tâm tương ứng; tâm tâm tương đồng” gọi là cộng hưởng hay còn gọi là hợp tần số, tập luyện sẽ đạt kết quả cao hoặc ngược lại.

Cho nên, người HDV giúp cho người tập là yếu tố quan trọng. Còn đối với người tập vẫn là yếu tố quyết định nhất, do vậy không nên ỷ lại hoàn toàn vào HDV. Nên tìm hiểu và nghiên cứu tập luyện đúng phương pháp mới đem lại kết quả bền vững và lâu dài.

Khi tập luyện được một tháng hay vài tháng thì người tập có thể tự tập được, làm chủ được mình và còn giúp cho người khác tạp luyện DSTT. Nếu luyện tập tốt, có kết quả và được bồi dưỡng thì hoàn toàn có thể trở thành các hướng dẫn viên (HDV) và huấn luyện viên ( HLV). Thực tế, tất cả các hướng dẫn viên và huấn luyện viên thường là đều từ con bệnh mà trưởng thành.

Tập DSTT cần chú ý:

  1. Tập DSTT không có phản ứng phụ, không bị “công bệnh” nên cứ yên tâm tập luyện. Thực tế đã có hàng chục vạn người tập DSTT nhưng không xảy ra trường hợp nào bị phản ứng phụ.
  2. Uống một cốc nước sau khi tập là cách tiếp tục cho thêm năng lượng của HDV vào người (đây không phải là phù phép)
  3. Tránh tự cao, tự đại, tự ái.  

Nguyễn Trần Mý

Tập thể, cá nhân có nhu cầu tham gia tập luyện DSTT hoặc tổ chức các CLB DSTT xin vui lòng liên hệ theo form dưới đây:
Các bài viết khác