Logo Banner
 
Góc nhìn từ chuyên gia
Quan niệm về sức khỏe của con người từ cách tiếp cận của RAJA YOGA và dưỡng sinh tâm thể
(Ngày đăng: 03/12/2013 - Lượt xem: 1104)
Những người quan tâm về cuộc sống tinh thần hiểu rằng, bất cứ điều gì xảy ra trong cõi trời đất bao la này đều được tạo bởi vô số yếu tố, mà dường như các yếu tố đều cần thiết cả, mỗi yếu tố có vai trò riêng, trọng trách riêng

QUAN NIỆM VỀ SỨC KHỎE CON NGUỜI TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA RAJA YOGA VÀ DƯỠNG SINH TÂM THỂ

                                                                            T.S  Đặng Kim Nhung

Sức khoẻ là kho tàng quý báu nhất của cuộc đời. Không có nó, mọi của cải khác đều trở nên vô nghĩa

Sự quân bình

Những người quan tâm về cuộc sống tinh thần hiểu rằng, bất cứ điều gì xảy ra trong cõi trời đất bao la này đều được tạo bởi vô số yếu tố, mà dường như các yếu tố đều cần thiết cả, mỗi yếu tố có vai trò riêng, trọng trách riêng. Những yếu tố ấy, như những sợi chỉ muôn màu, muôn sắc được dệt chung để tạo nên một tấm thảm kỳ diệu của sự tồn tại. Sự quân bình là cách nắm giữ các sợi chỉ ấy lại với nhau một cách hài hoà. Có thể nói, thước đo sự thông tuệ của một người là khả năng giữ quân bình của người đó.

 

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, bên cạnh những thành tựu khoa học to lớn của các ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ vi điện tử và tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học…đang từng bước đạt được những đỉnh cao, thì từ một phía khác chúng ta lại thấy chúng đang bị phá huỷ, đang bị xuống dốc với tốc độ siêu mã, thí dụ như môi trường, như văn hoá gia đình, xã hội… . Trong hoàn cảnh đó việc giữ được quân bình không phải là chuyện dễ. Nếu không được rọi sáng bằng sự minh triết, thì chỉ một suy nghĩ, hay một lời nói tiêu cực thôi, cũng có thể ném chúng ta ra khỏi sự quân bình. Chúng ta như những người đi trên dây, để có thể thành công đi sang đầu bên kia sợi dây, ta cần rất cẩn trọng, đặt bước nọ sau bước kia, còn tay thì giữ một cây “sào” để lấy thăng bằng. Bước đi hơi chệch một chút, một đầu sào hơi nặng một chút, là ta sẽ bị đổ nhào. Sợi dây chúng ta bước đi là con đường dẫn ta đến đích. Để đến được đầu bên kia, mỗi bước chân của ta phải chính xác, mỗi bước chân của ta đòi hỏi sự quân bình. Thậm chí, ngay cả những điều tích cực cũng cần sự quân bình. Chẳng hạn ta rất cần sự quyết tâm để đạt được mục tiêu. Sự quyết tâm cao tạo ra sức lực và sự tập trung cần thiết để hoàn thành việc gì đó; nhưng nếu vì lòng ham muốn dẫn đến quyết tâm quá cao, điều này sẽ dẫn chúng ta đến ích kỷ, khô cứng, đôi khi là tàn nhẫn nữa, khiến người ta trở nên vô cảm với nỗi đau mất mát của người khác. Vậy là quyết tâm cũng phải được quân bình với sự biết hài lòng, biết chấp nhận và tình thương yêu dành cho người khác nữa.

 Sự quân bình với sức khoẻ con người

  • Sự quân bình giữa thể chất và tình trạng tinh thần

Sức khoẻ - kho báu của mỗi chúng ta, không phải là ngoại lệ, để khoẻ mạnh, chúng ta cần sự quân bình, bị mất quân bình vì bất kỳ lý do nào, chúng ta sẽ bị bệnh. Một trong trong những khía cạnh quan trọng liên quan tới sức khỏe của thể xác là tinh thần, là tình trạng tinh thần. Giữa sức khoẻ thể chất và tình trạng tinh thần có một sự gắn kết chặt chẽ, nó cần phải được giữ quân bình, hài hoà. Khi sự mất quân bình xảy ra,  chúng ta sẽ giống như người lái xe với một chân nhấn ga một chân đạp phanh, mất năng lượng mà chẳng đi đến đâu. Thậm chí chúng ta còn có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng nếu dây phanh bị đứt. Mỗi người chúng ta để có sức khoẻ, để luôn đưa ra được những quyết định sáng suốt cần giữ quân bình giữa thể xác và tình trạng tinh thần.  DaDi (bà là một Raja yogi người Ấn) thường nói : “ Trong cuộc đời tôi, tôi luôn ưu tiên giữ sự bình an trong mọi ý nghĩ và cảm xúc của mình. Bằng cách này, tôi không bị mất năng lượng, và cách đánh giá của tôi cũng không bị méo mó bởi những xung đột nội tâm. Cách thực hành này mang lại sức mạnh cho tâm trí, cơ thể, và giúp tôi có cảm giác thoải mái trong mọi mối quan hệ” 

  • Sự quân bình giữa tinh thần và thể chất

Con người gồm có phần tinh thần (vô hình) và phần thể chất (hữu hình), hay còn gọi là phần tâm hồn và thể xác . Khi hiện hữu, trong mỗi con người, phần tinh thần và phần thể chất gắn kết chặt chẽ với nhau chặt chẽ tới mức, người ta nhầm tưởng chúng là một, nhưng thực tế, chúng là “hai trong một”. Vì vậy một con người muốn thực sự khoẻ mạnh và khoẻ mạnh một cách bền vững, phải khoẻ mạnh cả về mặt tinh thần lẫn thể chất, phải giữ quân bình.  Không thể có một tâm hồn bệnh hoạn trong một cơ thể khoẻ mạnh, mà nếu có, cũng chỉ có thể tồn tại trong ngắn hạn. Hoặc ngược lại cũng không thể có một tâm hồn khỏe mạnh trong một cơ thể bệnh hoạn ốm yếu. Trong hai phần này, cả hai đều quan trọng, chúng tương tác lẫn nhau, làm mạnh nhau lên, hoặc làm yếu nhau đi. Tuy nhiên, theo chúng tôi,  phần dẫn dắt  là phần tinh thần.

Lương y Trần Đức Tiên, Bình Định, Quy Nhơn, khi trao đổi cùng chúng tôi, Ông cho biết, trong lý thuyết của Đông y người xưa đã đúc rút rằng không những cuộc sống tinh thần ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người, mà sự cân bằng, hài hòa  trong cuộc sống tinh thần là điều cần quan tâm số một. Ông nói: “Tình chí liên quan tới ngũ tạng, ví như

Quá giận tổn gan, mật…

Quá mừng tổn tim, tiểu tràng…

Quá buồn tổn phế, đại tràng…

Quá lo tổn tỳ, dạ dày…

Quá sợ tổn thận, bàng quang…

Bệnh nội tâm (do những đau khổ chất chứa trong lòng lâu ngày sinh trọng bệnh) rất khó chữa”. Theo Ông con người nếu biết sống theo dưỡng sinh, biết sống hướng thiện, hỷ xả, biết cân bằng giữa Tâm (tấm lòng) và Thể (phần thể chất), không sinh bệnh. Trường hợp đã mắc bệnh thì dưỡng sinh giúp ta cân bằng lại cũng rất tốt…”

  • Sự quân bình âm dương

Âm dương ở đây là một phạm trù triết học sâu xa, không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp như “Trời” là “Dương”, “Đất” là “Âm”.  Âm, Dương chỉ hai trạng thái đối nghịch, hai cực,  chúng luôn tương tác theo quy luật của âm dương ngũ hành, của tạo hoá, nó luôn luôn tương tác, biến đổi, để tạo nên cuộc sống muôn màu của chúng ta. Thí dụ: nóng (Dương), lạnh (Âm); màu đỏ (Dương), đen (Âm); nam (Dương), nữ (Âm); vui (Dương), buồn (Âm), ngay cả thực phẩm cũng có khái niệm “Âm”, “ Dương”, thí dụ thực phẩm có màu đỏ “Dương”; có màu đen “Âm”… . Để có sức khoẻ ta phải giữ quân bình “Âm” , “Dương”. Thí dụ: Phải giữ mình không quá nóng, không quá lạnh; không quá vui, cũng không quá buồn v.v.. Việc buồn tủi triền miên sinh bệnh thì lịch sử đã quá nhiều,  nhưng quá vui, sinh bệnh cũng không phải là chuyện hiếm, thí dụ quá vui vì trúng số độc đắc dẫn đến mắc chứng tâm thần xảy ra không ít trên thế giới…; ngay cả ăn uống cũng vậy, phải hài hòa “Âm”, “Dương”, đơn cử món xu hào sào chúng ta thấy có xu hào màu xanh tính ôn, cà rốt đỏ “Dương”, mộc nhĩ đen “Âm”…

 Nghiệp với sức khoẻ con người

Từ “nghiệp” (karma) đã được du nhập sang một số nước châu Á, và các nước phương Tây theo nghĩa xấu, trong đó có Việt Nam. Nói đến “nghiệp” thường người ta nghĩ ngay đến “ nghiệp chướng”. Trong khi đó thực ra từ này chỉ đơn giản có nghĩa là “hành động”, và luật của nghiệp là luật nhân quả, tức gieo gì gặt nấy. Chữ “hành động” chỉ là một thuật ngữ, nó được hiểu theo nghĩa rộng.  Mỗi một suy nghĩ, lời nói hay hành động, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt… của ai đó, bất kể là tốt hay xấu, sẽ mang lại cho người đó một kết quả tương ứng. Kết quả này có thể nhận lại ngay tức thì, nhưng thường là nhận lại sau này – có thể là ở một kiếp sau. Hiểu như vậy ta sẽ thấy “nghiệp” có thể là “nghiệp lành”, cũng có thể là “nghiệp dữ”, chứ không phải chỉ là “nghiệp dữ”. Nếu tạo dựng “nghiệp lành” ta sẽ được hưởng duyên lành sau này, nếu tạo “nghiệp dữ”, thường quen gọi là “nghiệp chướng” thì bạn sẽ phải trả nợ sau này. Trong muôn vàn con đường trả nợ (thí dụ: bị tật nguyền, con cháu hư hỏng, làm ăn thất bát, suốt đời không có được một mái nhà…), có một con đường là bệnh tật, gọi là “bệnh do nghiệp”, còn gọi tắt là “bệnh nghiệp” đây thường là những căn bệnh khó chữa nhất. Trong mỗi trường hợp cụ thể, và tuỳ cơ duyên chúng ta mới có thể kết luận được. Hiểu về “nghiệp”, về luật nhân quả, có một ý nghĩa nhân văn rất sâu xa. Vì vậy những người thức tỉnh sẽ biết sống hướng thiện, tức không tạo “nghiệp dữ”, người thức tỉnh biết trồng hoa nơi mỗi bước đi, và nhâm nhi hạnh phúc được mang cho, được dâng hiến

 

Tập thể, cá nhân có nhu cầu tham gia tập luyện DSTT hoặc tổ chức các CLB DSTT xin vui lòng liên hệ theo form dưới đây:
Các bài viết khác