Logo Banner
 
Góc nhìn từ chuyên gia
Sự nhất thể của vũ trụ - con đường của trái tim
(Ngày đăng: 03/12/2013 - Lượt xem: 2376)
Song hành tồn tại với quan điểm của Aristotle là một quan điểm đối lập, mà điển hình là Democristus. Theo Democristus, vật chất vốn có dạng hạt, mà hạt nhỏ nhất (hạt cơ bản) là nguyên tử – tức atom (Atom theo tiếng Hy Lạp, là không thể phân chia được nữa)

SỰ NHẤT THỂ CỦA VŨ TRỤ - CON ĐƯỜNG CỦA TRÁI TIM

T.S Đặng Kim Nhung                                                                                           

Những quan điểm trái ngược vẫn song hành hàng ngàn năm

Aristotle tin rằng toàn bộ vật chất trong vũ trụ được tạo thành từ bốn yếu tố cơ bản, đó là: “Đất”; “Khí”, “ Nước” và “Lửa”. Các yếu tố này được tác động bởi hai lực, hút và đẩy. Lực hút có xu hướng làm chìm xuống, đặc trưng bởi “Nước” và “Đất”. Lực đẩy có xu hướng làm nâng lên, đặc trưng bởi “ Khí” và “Lửa”. Sự phân chia vũ trụ thành vật chất và các lực như thế vẫn còn được sử dụng cho tới tận ngày nay. Triết lý của quan điểm này của cấu trúc vật chất trong vũ trụ trùng hợp với triết lý cấu trúc vũ trụ của Raja Yoga[ii], của Phương Đông học, mà điển hình là của Kinh Dịch[iii], đó là Âm Dương ngũ hành. Theo đó, 5 yếu tố “Kim”; “Mộc”; “Thuỷ”; “Hoả”; “Thổ”, là những yếu tố cơ bản tạo thành vật chất của vũ trụ. Quan điểm này đã cùng Kinh Dịch tồn tại hàng ngàn năm trước công nguyên và cho tới tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Để hiểu triết lý sâu sắc của vấn đề, xin đừng nhìn các yếu tố đó một cách quá đơn giản, quá trần tục và rời rẽ. Tính triết lý của vấn đề là theo đó:

  • Thế giới là một thể thống nhất, không thể phân chia. (tức không có phần tử nhỏ nhất)
  • Giữa các vật thể luôn tồn tại các trường, biểu hiện bằng lực hút, lực đẩy, hay gọi chung là lực tương tác.
  • Vật chất luôn vận hành, luôn biến đổi không ngưng nghỉ, theo quy luật âm dương ngũ hành. Theo Kinh Dịch, trong vũ trụ duy có một  điều không thay đổi đó là sự vận hành không ngưng nghỉ.

Aristoteles (tiếng Hy Lạp: Αριστοτέλης Aristotelēs; phiên âm trong tiếng Việt là Aritstốt; 384 – 322 tCn) là một nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Ông được xem là người tạo ra môn luận lí học. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng.

Song hành tồn tại với quan điểm của Aristotle là một quan điểm đối lập, mà điển hình là Democristus. Theo Democristus, vật chất vốn có dạng hạt, mà hạt nhỏ nhất (hạt cơ bản) là nguyên tử – tức atom (Atom theo tiếng Hy Lạp, là không thể phân chia được nữa). Hai quan niệm đối nghịch cứ song hành tồn tại nhiều ngàn năm, cho tới tận những năm đầu của thế kỷ thứ 20 (tức hơn 2000 năm sau), cuộc tranh luận giữa hai trường phái tưởng đã ngã ngũ, với phần thắng thuộc về những người theo quan điểm nguyên tử luận . Có nghĩa, vật chất vốn có dạng hạt, vì vậy sẽ tồn tại hạt cơ bản – tức phần tử nhỏ nhất – cấu trúc nên vật chất của vũ trụ chúng ta. Như thế cũng có nghĩa là thế giới này có thể phân chia.

Nguyên tử luận, những thành công và ngõ cụt

Năm 1905, chỉ ít tuần trước bài báo nổi tiếng về thuyết tương đối hẹp[v], Einstein đã chỉ ra rằng: cái được gọi là chuyển động Brown, tức chuyển động không đều đặn, ngẫu nhiên của các hạt bụi lơ lửng trong một chất lỏng nào đó, có thể được giải thích như là kết quả của sự va chạm các nguyên tử chất lỏng với các hạt bụi, mà trong đó, như trên đã nói, nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất, là hạt cơ bản, là không thể phân chia được nữa. Nhưng dường như ngay sau đó, một nghiên cứu sinh ở Trinity College, Cambrige, J.J. Thomson, đã chứng minh được sự tồn tại của các hạt vật chất được đặt tên là Electron, đó là những hạt có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của nguyên tử nhẹ nhất khoảng 1000 lần (!) (Lược sử thời gian) . Tiếp đó năm 1911, nhà vật lý người Anh, Ernest Rutherford, đã chứng tỏ nguyên tử vật chất có cấu trúc bên trong. Theo ông, nguyên tử được tạo bởi hạt nhân cực nhỏ, mang điện tích dương, và Electron quay quanh hạt nhân đó. Hạt nhân được ông gọi là Proton (Proton theo tiếng Hy Lạp là đầu tiên). Như vậy có nghĩa là tới thời điểm này, người ta cho rằng, không phải Atom nữa mà Proton mới là đơn nguyên, là hạt cơ bản cấu trúc nên vật chất.  Nhưng tiếc thay, năm 1932, một đồng nghiệp của Ernest Ruthford, ở Cambrige, ngài James Chadwick, đã chứng minh được rằng, hạt nhân ngoài Proton, còn chứa một hạt khác nữa, gần bằng Proton, nhưng không mang điện tích, được gọi là Nơtron. Chadwick đã được trao giải thưởng Nobel vì phát minh khoa học này. Và như vậy, tới đây, chúng ta biết được rằng, các hạt mà 20 năm trước, người ta nghĩ là hạt “cơ bản”, thì thực tế lại được tạo thành từ những hạt nhỏ hơn nữa, thì liệu các hạt nhỏ này, đến lượt mình có được tạo thành từ những hạt nhỏ hơn nữa hay không? Điều này là rất có thể (!). Gần 30 năm trôi qua, người ta say sưa với thắng lợi, và nghĩ rằng đã tìm được hạt “cơ bản”, đó là Proton và Nơtron. Tiếc thay vào những năm 60 của thế kỷ 20, nhà vật lý học nổi tiếng Murray Gell-Mam, Học viện kỹ thuật California (Mỹ), đã phát hiện ra các phần tử tạo thành Proton và Nơtron. Ông gọi chúng là hạt Quark Carlos Castaneda; bài học của DonJuan

 

 

Các bài viết khác