Logo Banner
 
Hiệu quả - Nhân chứng
HIỆU QUẢ KỲ DIỆU CỦA PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH TÂM THỂ (kỳ 3):
(Ngày đăng: 30/06/2018 - Lượt xem: 616)

HAI MẸ CON BÀ THÍ CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT NHỜ TẬP DƯỠNG SINH TÂM THỂ

         Trong thời gian tìm hiểu về phong trào tập luyện và hiệu quả của phương pháp Dưỡng sinh tâm thể (DSTT) tại tỉnh Đắk Lắk, tôi đã đến thôn 5, xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột để gặp cô Lê Thị Ánh Thùy, sinh năm 1966, (ĐT: 0120 6083 934). Nhìn vóc dáng cô khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đang quản lý một gian hàng tạp hóa khá rộng, khó nghĩ rằng người phụ nữ này đã trải qua 6 năm đau ốm, sức khỏe suy kiệt. Thùy cho biết, thời gian đó cô ăn không được, ngủ không được, bị viêm xoang, viêm họng, đau bao tử, người chỉ còn 45 cân. Cô đi khám, điều trị khắp các BV ở thành phố, BV tỉnh và xin vào điều trị ở BV Tai-Mũi-Họng ở TP HCM nhưng không khỏi, cô rất buồn, lo lắng, bi quan về sức khỏe của mình. 

         Thùy có mẹ là bà Hồ Thị Thí, sinh năm 1940, bà sống cùng gia đình trong huyện Lắk. Bà Thí nhiều năm bị đau cột sống, huyết áp cao, đau đầu kinh niên. Tuổi tác và bệnh tật khiến lưng bà Thí bị còng nặng. Thông thường những người cao tuổi bị còng lưng phải dùng một cây gậy chống xuống đất để đỡ cho cơ thể không bị chúi về phía trước, nhưng với bà Thí lại không như vậy. Hàng ngày, muốn đi ra chợ xa chừng 1 cây số để bán hàng bà phải dùng một cái gậy ngắn đặt ngang sau lưng, hai tay nắm chặt hai đầu gậy để giữ cho lưng đỡ còng thì bà mới đi được. Mặc cảm do hoàn cảnh sức khỏe như vậy nên bà Thí thường đi chợ khi trời chưa sáng để tránh mọi người nhìn thấy. 

         May mắn gần nhà bà ở huyện Lắk có  điểm tập DSTT nên bà Thí tham gia tập. Ban đầu bà rất ngại, tự ti, nghĩ mình bị còng lưng như thành tật rồi có tập cũng không chữa được, nhưng cứ tập cho đỡ đau mình, đỡ đau đầu. Được mọi người động viên, bà Thí tham gia tập DSTT, khi thấy sức khỏe có chuyển biến, bà càng kiên trì tập. Bà lại may mắn hơn khi được anh Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội DSTT tỉnh Đắk Lắk vào tận huyện Lắk tác động hỗ trợ.

         Điều kỳ diệu đã đến với bà Thí, nhờ tập DSTT bà khỏi bệnh đau đầu, huyết áp ổn định, lưng bà ngày càng đỡ còng, rồi đến một ngày bà đã đứng thẳng được, đi lại không phải dùng cây gậy đỡ sau lưng như trước đây. Bà Thí cũng như các con cháu trong nhà vô cùng phấn khởi, từ đó bà không phải dậy từ tờ mờ sớm đi ra chợ nữa. 

         Nhưng bà Thí lại có nỗi buồn vì cô con gái Lê Thị Ánh Thùy bị ốm đau. Ra TP Buôn Mê Thuột thăm con, thấy con gái suy sụp sức khỏe, bà nói: “Con tập DSTT đi, mẹ bày cho, chứ sức khỏe con như vậy mẹ lo lắm. Dọn cơm ra mẹ ăn được ba chén mà con ăn được có một chén. Tối đến, mẹ ngủ rồi mà con không ngủ được, mẹ biết hết”. Dù biết thời gian qua mẹ mình có tham gia tập DSTT nhưng hồi đó do nghèo túng, khó khăn cô chỉ lo tập trung vào làm ăn, hơn nữa Thùy nghĩ phương pháp này chỉ giúp cho người già chứ sao có thể giúp mình lành bệnh được. 

         Bà Thí năn nỉ con gái tập DSTT nhưng Thùy vẫn không chịu tập. Không lay chuyển được con gái, bà Thí rất buồn, một lần bà vừa nói vừa khóc: “Sức khỏe con như vậy, con lại không chịu tập DSTT, con bị bệnh nặng rồi con chết thì mẹ sống với ai?”. Thương mẹ quá, Thùy mới đồng ý tập DSTT. “Khi đó vì thương mẹ, thấy mẹ khóc mà em chịu tập thôi, chứ trong bụng em vẫn chưa thật tin”, cô thú nhận với tôi. 

         Tuy sức khỏe yếu như vậy nhưng vì cuộc sống nên Thùy vẫn là người chủ chốt lo công việc kinh doanh ở chợ. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm cô chuẩn bị hàng hóa và đến tối khuya 22h, có hôm 23h mới được nghỉ. Biết con bận như vậy nên tối nào bà Thí cũng gắng thức chờ bằng được Thúy dọn hàng xong mới hướng dẫn con gái tập DSTT. Trong đêm khuya, hai mẹ con lặng lẽ cùng tập, Thùy nhìn mẹ tập thế nào là cô làm như vậy. Có đêm tập khuya quá, đến động tác vỗ chân, tiếng vỗ của hai mẹ con khiến gà hàng xóm tưởng gần sáng cũng gáy ran, hai mẹ con cùng cười. Tập được 20 ngày thì Thùy thấy mình khỏe lên rõ rệt, cô mừng quá rủ thêm bạn bè ở chợ Đạt Lý cùng tập, nhưng tập sớm hơn, chừng 7h tối. Hai mẹ con tập với nhau 1 tháng thì bà Thí phải trở về Lắk. Thùy tiếp tục tập, sau đó cô tự tin, mạnh dạn mở điểm tập cho bà con xung quanh. Kiên trì tập, bệnh tật của cô cùng khỏi từ lúc nào không hay, đó là năm 2012.

        Thấy rõ hiệu quả của DSTT, Thùy mong muốn góp phần đưa phương pháp này đến với nhiều người dân xã Hòa Thuận, cô chịu khó đi vận động nhiều người cùng tập DSTT rồi mở điểm tập khu vực thôn 5 và chợ Đạt Lý. Nhờ có sự vào cuộc tích cực và trách nhiệm của Hội Người cao tuổi xã Hòa Thuận, mà trực tiếp ông Đậu Văn Lập, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã, nên phong trào DSTT nhanh chóng được hình thành. Ông Lập là người đầu tiên cất công tìm hiểu cách tập DSTT và hiệu quả của phương pháp, sau đó ông quyết định vận động bà con và người cao tuổi tập thử. Phong trào tập luyện DSTT trên địa bàn xã Hòa Thuận dần phát triển còn có sự giúp đỡ, tham gia nhiệt tình của vợ chồng anh Chu Văn Thứ, Trần Thị Sâm (thôn 5) cùng một số người khác; sự quan tâm hỗ trợ của Hội DSTT tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, 8 thôn của xã Hòa Thuận đã có 10 điểm tập và thành lập được 5 chi hội DSTT.

        Lê Thị Ánh Thùy còn động viên các anh chị em trong nhà noi gương mẹ tập DSTT, từ chỗ là một người phụ nữ ốm yếu nhất nhà đến nay cô là người có sức khỏe tốt nhất. Thùy nói: “Nhờ có sức khỏe tốt nên kết quả kinh doanh của gia đình em cũng khá hơn. Hồi bị đau ốm, em yếu tới mức không thể nhấc nổi hộp chè 5kg cho khách, còn bây giờ em làm việc cả ngày mà không thấy mệt. Em rất biết ơn mẹ đã kiên trì thuyết phục, động viên và hướng dẫn em tập DSTT, nhờ thế mà em nới có được sức khỏe như hiện nay”.

        DSTT, nhờ thế mà em nới có được sức khỏe như hiện nay”.

ảnh -1

                    Ảnh: Bà Hồ Thị Thí (người ngồi) và con gái Lê Thị Ánh Thùy (bìa phải)

Bài, ảnh: TỪ NGỌC LANG
Tập thể, cá nhân có nhu cầu tham gia tập luyện DSTT hoặc tổ chức các CLB DSTT xin vui lòng liên hệ theo form dưới đây:
Các bài viết khác