Logo Banner
 
Góc nhìn từ chuyên gia
STRESS VỚI SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG: HƯỚNG TỚI CUỘC SỐNG KHÔNG CÒN STRESS
(Ngày đăng: 30/11/2019 - Lượt xem: 794)
Stress là sự căng thẳng thần kinh, mà sự căng thẳng thần kinh là phản ứng của cơ thể trước những tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm hoặc vừa khó khăn vừa nguy hiểm!

TS. ĐẶNG KIM NHUNG

Stress là sự căng thẳng thần kinh, mà sự căng thẳng thần kinh là phản ứng của cơ thể trước những tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm hoặc vừa khó khăn vừa nguy hiểm!

Điều ghi chú quan trọng là: Stress không phải là bản tính tự nhiên của con người, mà là cách con người cảm nhận, giải mã thông tin và quyết định hành vi ứng xử của mình trước tình huống, bởi vậy nên có thể được chữa lành. Hy vọng rằng chủ đề “Stress với sức khỏe và môi trường, hướng tới một cuộc sống không còn Stress” với cách tiếp cận mới mẻ của tinh thần học, của cận tâm lý, của luật điều hành vũ trụ, có thể giúp quý bạn nhận ra mối hiểm họa của Stress với sức khỏe, với người xung quanh và cả với môi trường và cách tìm kiếm giải pháp cho một cuộc sống không còn Stress.

Đặng Kim Nhung

Phần nội dung:

  1. Stress là gì?  Theo BS Peter G. Hanson (Canada) tác giả của cuốn sách nổi tiếng: “Những điều thú vị về stress”, thì Stress là sự căng thẳng thần kinh, mà sự căng thẳng thần kinh đó là phản ứng của cơ thể trước những tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm.

Như trong phần giới thiệu đã nêu, điều may mắn cho chúng ta là vì Stress không phải bản tính tự nhiên của con người, nên nó có thể được chữa lành.

  1. Dấu hiệu nhận biết rằng mình đã bị Stress:
  • Ở mức độ thông thường:
  1. Hay nhức đầu;
  2. Mất ngủ, hay gặp ác mộng;
  3. Bị bóng đè;
  4. Không muốn ăn; ăn không thấy ngon miệng;
  5. Luôn có cảm giác bất an, nóng ruột, thấy lo lắng bồn chồn mà không rõ nguyên nhân;
  6. Lo lắng, buồn khổ, muốn khóc mà lại không khóc được!
  7. Trầm cảm muốn chạy trốn, xa lánh mọi người nhưng lại không biết trốn đi đâu!
  8. Trầm cảm ở dạng bộc phát, luôn có cảm giác bực dọc, muốn la hét, muốn đập phá, muốn tìm người để đổ lỗi! Luôn hướng ra bên ngoài để tìm nguyên nhân cho tình trạng của mình;
  9. Rất dễ bùng nổ!
  10. Cũng có trường hợp stress ở dạng hỗn hợp: lúc thì trầm lắng, muốn xa lánh mọi người, lúc lại muốn bùng nổ…
  11. Mệt mỏi;
  12. Khó tập trung;
  13. Huyết áp tăng;
  • Ở mức độ nặng:
  1. Giãn đồng tử, cảm giác mắt hoa lên;
  2. Cổ và miệng khô khốc;
  3. Tim đập nhanh hơn; mức độ nặng có thể vỡ tim!
  4. Toát mồ hôi, đặc biệt là hai lòng bàn tay;
  5. Toàn bộ cơ thể run lên, dường như nó được đặt trong tình trạng khẩn cấp cao độ, để sẵn sàng đối phó, lẩn tránh hoặc bùng nổ …

  1. Hệ lệ lụy của Stress cho sức khỏe của mỗi chúng ta? Cho bầu không khí, cho môi trường và người khác?

Điều đặc biệt ở đây là chúng tôi không chỉ muốn nói tới hệ lụy tới cá nhân người bị Stress, mà là tới bầu không khí,  tức tới môi trường, tới cả những người xung quanh, đặc biệt với nhóm người dễ bị tổn thương đó là người già và trẻ em…

  • Đối với chính bản thân người bị Stress:

Những nhà nghiên cứu về Sress đã rút ra kết luận rằng, những người bị Stress, nếu không có biện pháp hữu hiệu kịp thời, thì mức độ Stress, tức mức độ căng thẳng này thường sẽ không giảm đi mà thường xuyên tăng lên và kéo dài liên tục dẫn tới những hậu quả nặng nề. Những kết quả nghiên cứu của những chuyên gia cho thấy rằng:

- Stress dẫn tới hoạt động của hệ miễn dịch suy giảm;

- 80% các căn bệnh của loài người có liên quan tới Stress (không phải chỉ có bệnh tâm thần hay trầm cảm, bệnh đau đầu, đặc biệt là chứng đau lưng, mỏi vai, mỏi gáy, mất ngủ kéo dài gây suy nhược cơ thể…)

- Stress là nguyên nhân chính khởi phát bệnh tim! Căn bệnh lấy đi sinh mạng của con người đôi khi chỉ trong một tích tắc.

- Stress là nguyên  chính dẫn tới bênh đau dạ dày…

  • Đối với bầu không khí, tới môi trường:

Thưa quý vị, cho tới tận ngày nay, mỗi khi nói tới ô nhiễm môi trường, chúng ta thường nghĩ ngay tới những khí thải từ các ngành công nghiệp như co2, so2…, chúng ta hoàn toàn không biết rằng còn có một nguồn ô nhiễm khác đến từ những suy nghĩ tiêu cực, những suy nghĩ hận thù, đố kị, ganh ghét v.v..

Những nghiên cứu về tinh thần học (Spiritual Study) của thế kỉ 21, cho chúng ta  biết rằng, mỗi suy nghĩ là một trường năng lượng. Suy nghĩ lãng phí, suy nghĩ tiêu cực mang theo nó trường năng lượng tiêu cực, trường năng lượng xấu. Trường năng lượng này không chỉ lấy đi nguồn sinh lực của người tạo ra nó (thí dụ những người bị Stress),  mà nó còn là những mũi tên thuốc độc bắn ra làm ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm môi trường. Tạo ra bầu không khí nặng nề, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu…cho cả con người và cây cối!!! Có thể xem đây là nguồn ô nhiễm vô tận. Nó chỉ có thể được xử lý khi chúng ta thay đổi cách suy nghĩ cách sống mà thôi.

 Những nghiên cứu về cận tâm lý trong hơn 10 năm gần đây cho chúng ta những con số rất đáng quan tâm, đó là tốc độ suy nghĩ tăng lên theo nhịp sống và tình trạng sức khỏe tinh thần. Các nhà cận tâm lý cho chúng ta biết rằng đối với những người đang bị Stress thì mỗi ngày có thể sản xuất ra tới 85 - 90 ngàn suy nghĩ, trong đó 99-100% là những suy nghĩ lãng phí, suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ bẩn!!! Đây thực sự là nguồn ô nhiễm môi trường bất tận, nó vô hạn.

Từ góc độ Stress, ta thấy người bị Stress đang tạo ra một nguồn năng lượng tiêu cực, không những làm chính bản thân mình cạn kiệt, mà còn ảnh hưởng lớn tới những người xung quanh, trước hết là với những đối tượng dễ bị tổn thương. Đối tượng dễ bị tổn thương ở đây chúng tôi muốn hướng tới người già và trẻ nhỏ…, đây là đối tượng thuộc nhóm không có quyền tự quyết. Đối tượng này là đối tượng cần được an toàn, được tôn trọng, được yêu thương… 3 yêu cầu tối thiểu này hoàn toàn bị biến mất trong bầu không khí có Stress. Đặc biệt lưu ý là những người sống trong bầu không khí Stress nhiều trường hợp trở nên bị Stress.

  1. Nguyên nhân nào dẫn đến Stress

Đây là phần rất quan trọng, bởi chỉ khi chúng ta tìm đúng nguyên nhân thì chúng ta mới có giải pháp đúng để stress được chữa lành. Có thể nói, trong cuộc sống hiện đại diễn ra trong nền kinh tế thị trường, khi đồng tiền được đặt lên địa vị độc tôn, hệ lụy là đạo đức suy giảm, thì su thế tất yếu là Stress sẽ ngày một gia tăng! Đây là chuyện xảy ra trên toàn thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ.  Có tới n nguyên nhân dẫn tới Stress, mà n là một số đủ lớn! Chúng tôi tạm cụm lại trong một số nhóm nguyên nhân:

  • Nhóm thứ nhất đến từ thói quen so sánh, đặc biệt là trong xã hội phân hóa quá nhanh như ngày nay Một xã hội chuyển sang nền kinh tế thị trường không hoàn chỉnh được thoát thai từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đứng trước những thay đổi của những người xung quanh, so sánh với hoàn cảnh của mình, con người thấy mình bị hụt hẫng, bị mất cân bằng, bị Stress! Thí dụ: Nhà kia trước học cùng mình, sức học còn kém mình, giờ có nhà cao cửa rộng, có ô tô, con đi du học…, còn mình thì vẫn căn hộ lắp ghép, một chiếc xe máy cà tàng, con thì không thể có tiền cho đi du học…đặc biệt với người Việt Nam, bên cạnh nhiều nét đẹp văn hóa lại có tính ganh đua, con gà tức nhau tiếng gáy!
  • Nhóm thứ hai: luôn hướng ra ngoài để tìm nguyên nhân thất bại, của những điều tiêu cực, nhìn vào trong để tìm nguyên nhân thành công! Tìm thấy những điều hay (ví dụ: khi cháu mình hư, thì không mấy khi nghĩ rằng tại mình chưa làm gương, hoặc giáo dục không tốt…, mà thường nghĩ rằng, vì bị ảnh hưởng bởi bè bạn xấu ở trường, ở hàng xóm…)
  • Nhóm thứ ba đến từ sự kì vọng (Expectation). Chúng ta có quyền hy vọng (Hope), nhưng đừng kì vọng. Kì vọng là nguyên nhân chính gây ra Stress. Thí dụ: Tôi có một cháu đích tôn, ngoan ngoãn bình thường; nhưng tôi không chấp nhận điều đó. Tôi kì vọng rằng cháu tôi phải là một người đặc biệt; phải du học nước ngoài và trở thành nhà khoa học giống như tôi, hoặc một doanh nhân thành đạt…! Mọi nỗ lực đều không dẫn tới kết quả, tôi bị Stress.
  • Nhóm thứ bốn đến từ cách giải mã thông tin theo hướng tiêu cực, đến từ những suy nghĩ tiêu cực  để rồi cuối cùng mình có cảm giác rằng mình đã không được tôn trọng!
  • Nhóm thứ năm: Không biết đến sự hài lòng, lúc nào cùng thất vọng và bức xúc muốn cái gì đó cao hơn nữa, tốt hơn nữa, điều tệ hại là mong muốn đó không có điểm dừng (thí dụ: cha mẹ và những đứa con)
  • Nhóm thứ sáu: Khi niềm tin bị đổ vỡ (những ví dụ minh họa) Thí dụ: Niềm tin chính trị, phát hiện chồng và vợ ngoại tình, đứa con yêu dấu dính ma túy, phát hiện ra mình bị người mà mình vẫn tin cậy bấy lâu lừa dối…
  • Nhóm thứ bảy: Đến từ những mong muốn hữu hạn, những mong muốn vật chất. Vấn đề là, những ham muốn này không bao giờ dừng lại. Một mong muốn ra đời sau khi được thỏa mãn, nó sẽ trao ra 10 kiếp sinh của những ham muốn khác!
  • Nhóm thứ 8: Bị Stress do sống trong môi trường có Stress (thí dụ: sống trong gia đình ba thế hệ, tôi đã cố gắng hết mình nhưng cô con dâu tôi vẫn không vui; hoặc sống cùng với con cái mà gia đình chúng lại đang có chuyện muốn li hôn…)
  • Nhóm thứ 9: Các nguyên nhân khác như các sự cố không may bất ngờ xảy ra trong cuộc đời, hoặc với những người thân, sự đổ bể các mối quan hệ… thí dụ: Công việc làm ăn đổ bể,  công ty giảm biên chế và nguy cơ mất việc làm, phát hiện bản thân hoặc người thân mắc bệnh hiểm nghèo, … (những ví dụ minh họa mọi người cùng tham gia)

Nhưng cho dù thuộc nhóm nguyên nhân nào thì chúng ta cũng thấy Stress xuất hiện khi chúng ta bị rơi vào những cảm xúc mạnh, những cảm xúc tiêu cực: như thất vọng, giận dữ, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền… Ghi nhớ rằng, chúng ta không được gì ngoài sự cạn kiệt từ những nỗi sợ hãi, lo lắng buồn phiền…

  1. Các giải pháp:

Dù để phòng tránh cho những người chưa rơi vào Stress hay giải thoát khỏi Stress cho những người đang trong Stress đều dựa trên nền tảng của triết lý sâu sa của tinh thần học:  Đó là khi ta hiểu rõ về luật điều hành vũ trụ, ta sẽ tự giải tỏa Stress bằng sự thông tuệ của chính mình. Có tới n nguyên nhân dẫn tới Stress, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra chiếc chìa khóa đa năng để mở mọi cánh cửa, để không rơi vào Stress hoặc thoát Stress. Hiểu được luật vũ trụ và thay đổi cách sống, thay đổi cách suy nghĩ…, chính là chiếc chìa khóa đa năng mà chúng ta kiếm tìm.

Vũ trụ được điều khiển tự động bởi nhiều luật, hôm nay, chúng ta sẽ cũng thảo luận một vài trong số đó.

  1. Luật nhân quả. Một khi ta hiểu rằng điều hành vũ trụ này là luật nhân quả, ta ngộ ra rằng không ai can dự vào cuộc đời của ta. Mỗi người đang tự vẽ ra bức tranh cuộc đời mình bằng chính hành vi ứng xử của mình. Cuộc sống hiện tại ta đã vẽ ra trong quá khứ, mà quá khứ đã qua rồi ta đâu có thay đổi được! Bởi vậy, ta phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra với ta trong hiện tại, ta có thể làm tất cả những gì có thể làm được cho tình trạng của ta tốt hơn, và đón nhận kết quả một cách thảnh thơi. Ta biết chấp nhận hoàn cảnh, chấp nhận bản thân cho dù có nghiệt ngã đi nữa và can đảm tiến bước và có thể những điều tốt đẹp sẽ đến (ví dụ minh họa  nhà toán học Nga Lev –Pontryagin – Moskva Nga (1908 - 1988) bị mù từ năm 12 tuổi. Với sự giúp đỡ của mẹ, của bè bạn, với nghị lực phi thường, lòng can đảm và quyết tâm cao ông đã học bằng đôi mắt của người thân và trở thành nhà toán học trìu tượng nổi tiếng nhất thế kỉ 20 (hình học Tô Pô, Lý thuyết điều khiển tối ưu), Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nga và nhận nhiều giải thưởng danh giá. Một người thông tuệ hiểu rằng, ta chẳng được gì ngoài mất mát khi ta đổ lỗi cho người khác, ta giận dữ, buồn phiền, lo lắng, tuyệt vọng…, tất cả những điều đó chỉ làm cho ta cạn kiệt. Trên 23 năm làm việc trong linh vực dưỡng sinh, với hàng trăm ngàn người bệnh, chúng tôi đã rút ra kết luận rằng buồn phiền lo lắng, tuyệt vọng là thức ăn khoái khẩu cho bệnh tật. Vui vẻ, bình an..., là độc dược cho bệnh tật. Hãy bỏ đói bệnh tật và cho chúng uống độc dược! Ta cũng ngộ ra rằng ta không thay đổi được quá khứ, nhưng ta có thể thay đổi được tương lai, trong mỗi phút hiện tại chính ta đang tự vẽ nên bức tranh của cuộc đời mình trong tương lai, mỗi hành vi ứng xử của ta là một nét vẽ nên bức tranh tương lai cuộc đời ta, ta có thể vẽ ra bức tranh cuộc đời ta đẹp như một bức tranh trong một giấc mơ ngông cuồng nhất cũng tùy thuộc nơi ta. Khi đó ta nhận ra rằng, nhiệm vụ của ta duy nhất là sống hết mình làm việc hết mình và đón nhận mọi điều đến với ta một cách thảnh thơi. Ta cũng hiểu rằng, trao là nhận, khi đó ta trải hoa thơm trên mỗi bước ta đi…, ta sống dâng tặng trong hân hoan. Đây là nền tảng vững chắc phải được đặt đầu tiên cho một cuộc sống không Stress.
  2. Luật của sự khác biệt. Thế giới ngày nay có tới hơn 7 tỷ người, nhưng người ta chưa từng tìm ra hai người có hình dạng hoàn toàn giống nhau, hai tính cách hoàn toàn giống nhau, hai sở thích hoàn toàn giống nhau, hai vân tay hoàn toàn giống nhau…, bởi thế giới của chúng ta được điều khiển bởi luật nhân quả, luật tuần hoàn…, còn có cả luật của sự khác biệt nữa. Một khi thế giới được điều khiển bởi luật của sự khác biệt, thì để bình yên, để không rơi vào Stress ta cần biết chấp nhận sự khác biệt. Hãy để người khác là chính họ bên cạnh mình, mình vẫn tôn trọng, yêu thương, không bắt họ phải là người khác mình mới tôn trọng, mới yêu thương. Mặt khác bạn cũng hãy là chính mình, đừng biến mình thành một người khác!
  3. Luật của sự thay đổi: Không có gì là bất di bất dịch, thế giới quanh ta đang vận hành, đang thay đổi, để thích nghi với quy luật này,  chính chúng ta cũng phải đón nhận sự thay đổi, làm mới lại mình, thích nghi với sự thay đổi.

  1. Để phòng tránh cho những người chưa rơi vào Stress
  •  Tuyệt không so sánh với người khác. Hãy so sánh họ với chính họ ngày hôm qua! So sánh với người khác tạo ra sự đau đớn.
  • Trong cuộc sống, bạn có quyền hy vọng (Hope) nhưng không nên kì vọng (Expectation). Các nhà tinh thần học đã kết luận, kì vọng là một căn bệnh nặng, một nguyên nhân quan trọng dẫn tới Stress trong cuộc đời bạn. Mỗi suy nghĩ là một đứa con của bạn. Những suy nghĩ sai lạc méo mó là những đứa con quái thai của bạn!!! Một khi bạn đã sinh ra những đứa con quái thai, bạn phải theo nó để dưỡng nuôi hết cả phần đời còn lại của bạn và kết quả thật kinh khủng!!! Ví dụ: Kì vọng quá nhiều vào con cái, vào chồng, vào người thân, đồng nghiệp, vào chính mình…, rồi thực tế không như những gì bạn kì vọng, bạn thất vọng, bạn bị Stress.
  • Hãy biết hài lòng trong từng khắc của hiện tại. Hãy trở thành cái mỏ của sự hài lòng, biết hài lòng với mình và làm cho người khác hài lòng. Hài lòng ở đây không có nghĩa là buông suôi, là không nỗ lực, lười nhác mà là sự thông tuệ.
  • Học cách suy nghĩ tích cực, giải mã tích cực cho mọi vấn đề của cuộc sống:  Hãy sống đàng hoàng, thảnh thơi, chân thành, giản dị, không phức taph hóa vấn đề,  tuyệt không nhạy cảm như cây xấu hổ! Chỉ cần chạm nhẹ đã thu mình lại!
  • Luật nhân quả cho chúng ta hiểu rằng, mọi vấn đề đến là vấn đề của chính mình, do mình, không phải là vấn đề của người khác! Chúng ta phải tự chịu trách nhiệm với mọi vấn đề xảy ra trong cuộc đời ta. Không có gì là oan trái. Nếu không ta sẽ bị cạn kiệt!
  • Học thiền để có thể vững vàng bình tĩnh trước mọi biến động của cuộc đời.  Bài học đầu tiên của thiền Raja yoga hướng dẫn cho chúng ta có một lối suy nghĩ mạnh mẽ và tích cực; những suy nghĩ dựa trên nền tảng của chân lý, có lợi cho bản thân, đem lại nguồn năng lượng tích cực cho mình và cho người xung quanh. Dạy ta cách hãy suy nghĩ dám chịu trách nhiệm và không đổ lỗi. Đó là những suy nghĩ có chất lượng, phù hợp với hoàn cảnh và tình huống đang diễn ra, những suy nghĩ cho phép ta sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả; những suy nghĩ sao cho ứng xử của ta trước những biến động của ngoại cảnh trở nên bình tĩnh, chín chắn, không còn căng thẳng.
  • Hãy làm cho sự chú ý trở thành bản tính tự nhiên của bạn; nhưng đừng căng thẳng. Chú ý làm cho ta trở nên cao quý, còn căng thẳng làm cho ta trở nên lẫn lộn, ta bị Stress!

  1. Giải pháp để thoát khỏi Stress cho những người đang rơi vào Stress
  • Học cách suy nghĩ tích cực, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn, học cách giải mà thông tin tích cực, ta sẽ loại bỏ được những lo âu, những oán giận, những buồn bã;
  • Học cánh sống biết nhìn vào những nét đẹp của bản thân và người khác;
  • Học cách đặt dấu chấm hết cho quá khứ và học từ quá khứ những bài học kinh nghiệm và can đảm đi tiếp trong hân hoan;
  • Có những cuộc gặp gỡ chân thành nếu cần thiết, để cùng giải tỏa tâm lý, để hiểu nhau hơn;
  • Nghỉ ngơi thư giãn, tham gia một số việc nhà đơn giản như lau bàn, giặt đồ, hút bụi, chơi với trẻ nhỏ… Theo nhà nghiên cứu Stress (Pháp) Dominique Loreau làm một số việc nhà đơn giản không phải là những công việc gây mệt nhọc mà trái lại giúp bạn giảm Stress
  • Hướng tới một chế độ ăn sạch hỗ trợ cho sự bình an tâm trí (như tăng hàm lượng rau, củ, quả, tinh bột, các loại hạt…, giảm thiểu tới loại bỏ các loại thịt đỏ, đồ hộp ra khỏi bữa ăn của bạn)
  • Nấu trong niềm vui, hân hoan;
  • Ăn trong sự ấm áp, vui vẻ;
  • Nên theo một lớp thiền;
  • Đến bác sĩ tâm lý để có những lời khuyên nếu thấy cần thiết.

Hà Nội, Ngày 01 Tháng 5 Năm 2019

Tập thể, cá nhân có nhu cầu tham gia tập luyện DSTT hoặc tổ chức các CLB DSTT xin vui lòng liên hệ theo form dưới đây:
Các bài viết khác