Logo Banner
 
Báo cáo tổng kết 2003
BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG DƯỠNG SINH TÂM THỂ 2003
(Ngày đăng: 21/12/2013 - Lượt xem: 5896)
Luyện tập để khỏi bệnh là phương pháp đã có tự ngàn xưa, và ngày càng phát triển trên phạm vi toàn châu lục, mà trước hết phải kể đến Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ với các môn như

BÁO CÁO TỔNG KẾT

HOẠT ĐỘNG DƯỠNG SINH TÂM THỂ

2003

 

I. VÀI NÉT TỔNG QUAN

Luyện tập để khỏi bệnh là phương pháp đã có tự ngàn xưa, và ngày càng phát triển trên phạm vi toàn châu lục, mà trước hết phải kể đến Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ với các môn như: Khí công; Thái cực quyền; Trường sinh đạo, Yoga; RjaYoga, Thiền, … Các nước ở châu Âu, châu Mỹ,  từ cuối thế kỷ thứ 20 cho tới nay cũng phát triển khá mạnh mẽ  các phương pháp nổi tiếng đã đi vào truyền thuyết này, ngoài ra còn phát triển các phương pháp như chữa bệnh bằng Ánh Sáng[1] (Guerir Par la Lumiere), chữa bệnh bằng Năng lượng Nhân Thể[2] (Magnetisme et de Sophomagnetisme)… Cũng như các nước khác, Việt Nam cũng coi trọng việc tập luyện để chữa bệnh, đặc biệt trong thời gần đây, phong trào phát triển khá rầm rộ, như phương pháp nhân điện của Vũ Gia Hiền, Nguyễn Đình Phư; Tĩnh công của Hoàng Vũ Thăng, Tâm năng Dương sinh của Nguyễn Văn Triều…, Dưỡng Sinh Tâm Thể của má Hai Hương, tức Tôn Nữ Hoàng Hương làm trưởng môn và cũng là người khởi xướng. Trên thực tế, phương pháp tập luyện này đã có tự rất lâu, có thể coi nó là một gia sản vô giá của dân tộc ta. Tuy nhiên, cho tới tận 21-8-1995 nó mới chính thức ra đời tại Hà Nội với tên Trung tâm nghiên cứu ứng dụng DSTT. Người có công đầu cho sự kiện trọng đại này, là Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học, công nghệ, tin học ứng dụng UIA, Ông Vũ Thế Khanh.

Nét chung của mọi phương pháp dưỡng sinh là hướng thiện. Tuy nhiên, DSTT không chỉ dừng ở mức hướng thiện, mà đặt vị trí của chữ “Tâm” lên địa vị độc tôn, tức trên hết và trước hết. DSTT theo má Hai Hương là nuôi dưỡng “Tâm”, “Thân”, tức “Tâm” trước, “Thân” sau. Trong  luyện tập DSTT thì “Tâm”, “thân ” hoà quyện vào nhau, nhưng yếu tố dẫn dắt vẫn là cái “Tâm” lành. Tâm lành được  hiểu theo nghĩa, con người biết sống trong sạch, sống khiêm nhường, sống yêu thương vị tha, biết hy sinh vì cái chung , uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. DSTT phù hợp với tất cả những ai có “Tâm lành” , không phân biệt già, trẻ, trai, gái, giàu, nghèo, sang, hèn. Không phân biệt màu da, phong tục tập quán, cũng không phân biệt tín ngưỡng. Má Hai thường nói, cái đạo mà chúng ta phải tuân theo đó là đạo làm người.

 

II. TÓM TẮT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO VÀ NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG DSTT TỪ 1995-2002

 Có lẽ, vì tính nhân văn hết sức đáng trân trọng, hiệu quả cao đến khó tin, DSTT đã được nguời Hà Nội và nhân dân trên nhiều miền đất nước đón nhận một cách nồng nhiệt ngay từ những ngày đầu và cho tới tận hôm nay.  Đặc biệt là, nơi nào có DSTT là nơi đó con người không chỉ khỏe mạnh, mà còn có cuộc sống bình yên. Tuy nhiên, nói về  sự phát triển của phong trào tập luyện DSTT trên phạm vi toàn quốc, cần ghi nhận một đặc điểm mang tính lịch sử.  Trung tâm DSTT ra đời 21/8/1995, vì những đặc diểm ưu việt của DSTT như đã nêu trên, nên ngay lập tức đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng. Năm 1995-1998 phát triển một cách rầm rộ. Ngày đó chúng tôi hoạt động theo phương châm “nơi nào dân gọi, dân ngóng, nơi đó có chúng tôi”, mọi vấn đề thủ tục hành chính, không có yêu cầu ngặt nghèo. Đặc điểm này, bên cạnh những khiếm khuyết, lại có ưu điểm là các điểm tập được mở ra nhanh và phát triển như vũ bão.  Thí dụ: năm 1997 tại Hồng Thuận, (Giao Thuỷ, Nam Định), chỉ trong vòng 30 ngày, từ 27/10- 27/11 số người tập đã tăng từ vài chục lúc đầu tới gần 3000 người với trên 6500 ca bệnh; cũng vậy năm 1997 tại Đăclăk chỉ trong một tháng, từ một điểm mở có vài chục người tập, đã phát triển thành 6 điểm tập với số người là gần bốn ngàn với trên 8000 ca bệnh. Năm 1998, tại Buôn Hồ, thị trấn Krông-Bông cũng chỉ trong thời gian ngắn, từ một điểm tập phát triển thành 5 điểm tập, với số người từ vài chục lúc đầu tăng tới trên 7 ngàn người với trên 14 ngàn ca bệnh…Từ năm 1999, thực hiện chủ trương của của Hội đồng TW Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, và sự chỉ đạo trực tiếp của Liên hiêp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA), Hoạt động DSTT phải đi vào chiều sâu, tăng cường công tác NCKH và khá chặt chẽ về thủ tục hành chính. Từ năm 1999, để mở điểm, yêu cầu của dân là chưa đủ, Trung Tâm DSTT chỉ cử hướng dẫn viên (HDV) về hướng dẫn tập luyện theo lời mời chính thức của chính quyền và đảng uỷ địa phương. Mọi việc quản lý hành chính thuộc về chính quyền địa phương. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn và chúng tôi đã thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên, theo chủ trương này mọi việc tập luyện phải được tổ chức một cách bài bản, có sự quản lý chặt của lớp tập, của chính quyền địa phương, nó chấm dứt cho một giai đoạn mà số người tập tăng như sóng cồn. Mặc dầu có những thăng trầm, nhưng vì tính ưu việt không thể phủ nhận, DSTT vẫn tồn tại và phát triển một cách vững chắc

 

1. Về khu vực địa lý:

Năm 1996 DSTT mới có mặt trên 5 Tỉnh, Thành phố, năm 1997 là 10, năm 1998 là 12, năm 2001 là 17 Tỉnh, Thành phố trên phạm vi toàn quốc, năm 2002 là 20 Tỉnh, Thành phố trên phạm vi toàn quốc, đó là:  Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Lạng Sơn, Hà Nam, Hoà Bình, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Yên, ĐăkLắk, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa, Vũng Tầu, TP. Hồ Chí Minh.

 

2.Về số người tập

Năm 1996, số lượng người tập là trên 7700 người với trên 12000 ca bệnh, năm 1997, số người tập là gần 15000 người với trên 23000 ca bệnh, năm 1998, số người tập lên tới con số kỷ lục là  trên 22700 người với trên 36500 ca bệnh. Năm 1999, như đã nêu ở phần trên, thực hiện chủ trương của của Hội đồng TW Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, và sự chỉ đạo trực tiếp của Liên hiêp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA), Hoạt động DSTT phải đi vào chiều sâu, tăng cường công tác NCKH và khá khắt khe về thủ tục hành chính, số người tập DSTT 1999, 2000, 2001 khoảng trên 7000 người với trên 14 ngàn ca bệnh mỗi năm. Tuy nhiên, trong năm 2002, mặc dù vẫn khá chặt chẽ về khâu tổ chức, nhưng do tính hiệu quả cao và ổn định của DSTT, cộng với sự đóng góp tích cực và hữu hiệu của các cơ quan ngôn luận mà trước hết phải kể đến báo Phụ nữ Thủ đô, số người tham gia tập luyện DSTT lại tăng khá nhanh. Cụ thể, theo con số thống kê chính thức của Trung tâm, tính tớ 1/12/2002, số người tham gia tập DSTT trong năm 2002 là 12675 người, tăng 179% so với năm ngoái. Như vậy, theo số liệu thống kê không đầy đủ[3] của chúng tôi, trong 7 năm, tổng số người tham gia tập DSTT trên phạm vi toàn quốc lên tới trên 82000 người với trên 147400 ca bệnh thuộc 14 nhóm bệnh của Bộ Y tế

 

3.Hiệu quả tập luyện:

Trong 7 năm 1995-2002 với trên 82 ngàn người với trên 147 ngàn bốn trăm ca bệnh thuộc 14 nhóm bệnh của Bộ Y tế,   kết quả tập luyện tính trung bình trên cả 14 nhóm bệnh duy trì ổn định ở mức 55% có chuyển biến từ phần nửa tới khỏi hẳn, 35% có chuyển biến ít, 10% xem như không chuyển biến.  Riêng hệ vận động và hệ thần kinh vẫn chiếm một tỷ lệ áp đảo (khoảng 40% tổng số các ca bệnh). Mặt khác hiệu quả tập luyện của hai nhóm bệnh này cũng cao hơn các nhóm bệnh khác ( khoảng trên 60% có chuyển biến từ phần nửa tới khỏi hẳn). Riêng đối với các ca bệnh lây, số người tham gia tập luyện ít (khoảng 0,2% tổng số các ca bệnh) và hiệu quả tập luyện cũng thấp (khoảng 10% có chuyển biến tốt)

 

4.Công tác NCKH:

1/ Tổng quan

Ngay từ khi thành lập chúng tôi đã rất quan tâm tới công tác này. Có thể nói công tác NCKH của Trung tâm được khởi đầu bằng hội thảo khoa học lần thứ nhất năm 1997 với tên “DSTT với sức khoẻ và đời sống tinh thần của cộng đồng”. Hội thảo khoa học lần thứ hai vào năm 1998 với tên “DSTT những cơ sở khoa học ban đầu”. Hội thảo khoa học lần thứ 3 được tổ chức vào năm  2000 cùng với hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động DSTT hội thảo khoa học cũng đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều gương mặt đại biểu trên phạm vi toàn quốc với tên “ DSTT những thành tựu và hướng phát triển”. Năm 2002 hội thảo khoa học lần thứ tư với tên “ DSTT với y học bổ sung”.

 2/ Nghiên cứu theo đề tài :   Song hành với nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi đã đặc biệt quan tâm tới các đề tài nhỏ, như đề tài về bệnh huyết áp (Hà Nội), bệnh bướu cổ (Hải Dương), vẩy nến ( Phú Yên)….. Chúng tôi đã tiến hành một đề tài lớn kéo dài trên 4 năm, tại Làng Hữu nghị Việt Nam, Hoài Đức,

Hà Tây. Đề tài có tên:

 “ Bước đầu thử nghiệm tập luyện DSTTđể khắc phục di chứng do nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh (1998-2002), mà kết quả rất đáng khích lệ, nó đã khẳng định kết quả không thể phủ nhận của DSTT với những nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học  trong chiến tranh. Từ các cháu mang trên mình biết bao ca bệnh trọng, thường xuyên  động kinh, ngất sửu, trì độn, không biết tự chăm sóc cho mình, nay  gần một nửa trong các cháu đã không những có thể tự chăm sóc cho minh, biết giúp đỡ các mẹ, lại còn  học được chữ, học được nghề[4]

 3/  Công tác biên soạn, biên tập

 Song hành với các hội thảo khoa học, nhiều ấn phẩm được phát hành dưới dạng lưu hành nội bộ giúp người tập có điều kiện tìm hiểu về phương pháp,

thí dụ: “ Phương pháp luyện tập cơ bản”; “ DSTT khắc phục được những bệnh gì”; “ DSTT nhìn tư mọi phía”; “Kỷ yếu hội thảo khoa học”; “Kỷ yếu hội nghị tổng kết”…

 Công tác biên tập trong năm 2002 cũng được nâng lên một tầm cao mới, đánh một dấu son trong lịch sử phát triển của DSTT, đó là việc biên tập và xuất bản chính thức tại nhà xuất bản Văn hoá Thông tin cuốn ” Dưỡng Sinh Tâm Thể đẩy lùi trọng bệnh  “ dài gần 500 trang. Nội dung của cuốn sách khá phong phú, gồm 3 phần:

  • Phần 1.  Mấy nét về phương pháp luyên tập cơ bản
  • Phần 2. DSTT  đẩy lùi trọng bệnh
  • Phần 3. DSTT trước công luận

Đặc điểm của cuốn sách

  • Cuốn sách mang tính tổng kết, nó phản ánh tinh hoa, sức sống lâu bền của DSTT.  Có thể xem như  một tài liệu tham khảo tốt cho những người đã, đang và sẽ đến với DSTT
  • Mang tính quần chúng rõ rệt. Tham gia viết, ngoài các nhà khoa học, còn có đông đảo các môn sinh, các HDV
  • Về cách thể hiện: khá nhiều vẻ: Có chính luận mang tính chất nghiên cứu, có phóng sự điều tra, có tự sự, có thơ, có nhạc…

Sự ra đời  của cuốn sách là sự đóng góp của biết bao người, của tập thể ban giám đốc, ban biên tập mà trước hết phải kể đến sự đóng góp đầy sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của Ths. Toàn Minh. Cuốn sách cũng đã được các cấp các cơ quan hữu trách giúp đỡ với tấm lòng vàng như: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Cục xuất bản, những nhà tài trợ… Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới quý cơ quan, quý vị. Cũng nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các tác giả gần xa đã gửi bài viết.  Trong cuốn sách này, chúng tôi có lựa chọn một số bài viết (trong các tài liệu lưu hành nội bộ trước), thích hợp với nội dung cuốn sách. Nếu có tác giả nào, chúng tôi chưa kịp xin ý kiến, mong được lượng thứ và xin đa tạ

 

III.  VÀI NÉT VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỦA HOẠT ĐỘNG DSTT TRONG THEO THỜI GIAN (1995-2002)

Có thể nói, so với năm 1995, năm đầu tiên Trung tâm nghiên cứu ứng dụng DSTT được thành lập, công tác tổ chức tại các địa phương và các Tỉnh Thành phố đã có những bước tiến dài. Cho tới năm 2002, tức sau 7 năm mày mò tìm kiếm, công tác tổ chức điểm tập đã khá nề nếp. Không một điểm nào mang tính chất tự phát. Mọi điểm tập đều do chính quyền địa phương, dựa vào yêu cầu quần chúng, đứng ra mời và quản lý điểm tập, Trung tâm cử HDV đến và chỉ chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn. Kết thúc khóa học, bao giờ cũng có tổng kết, nghiệm thu, đánh giá kết quả luyện tập, công tác tổ chức, rút kinh nghiệm cho các lớp tập tiếp theo. Ban giám đốc dù rất bận, nhưng không bao giờ vắng mặt trong các buổi tổng kết  dù ở rất xa trên mọi miền đất nước. Trên thực tế, sau 7 năm hoạt động chúng tôi thấy rất rõ rằng: Sự đoàn kết nhất trí, sự hỗ trợ nhiều mặt của đảng uỷ, chính quyền địa phương, của sở, của các tổ chức quần chúng là yếu tố rất quan trọng cho sự thành công một điểm tập. Nếu tính từ năm 1995, thì mỗi địa phương, Tỉnh , Thành phố, nơi DSTT có điêm tập đều là điển hình tốt,

 

IV. KẾT LUẬN

1.Kết luận chung

Với những kết quả rất đáng chân trọng như đã nêu trên, chúng ta có thể khẳng định DSTT đã được quần chúng chấp nhận, đã tìm được chỗ đứng của mình trong xã hội hiện nay. Có được kết quả đó trước hết  phải kể đến sự nỗ lực rất đáng trân trọng của đội ngũ HDV trên phạm vi toàn quốc. Sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của tập thể ban giám đốc, của giám đốc trưởng môn Tôn Nữ Hoàng Hương, Sự giúp đỡ về cả tinh thần và vật chất của UIA, sự  quan tâm, tạo điều kiện của Liên Hiệp TW các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam, của Giấm đốc Làng Hữu Nghị Việt Nam, của dảng uỷ, chính quyền địa phương, của các sở, ban ngành trên mọi Tình Thành của mọi miền đất nước.  Cuối cùng, nhưng vô cùng quan trọng, đó là các tác giả tham gia viết và các nhà báo đã nhập cuộc. Các anh chị đã có lòng thương dân chẳng bến bờ, không quản ngại khó khăn, lăn lộn với thực tế hoạt động của Trung tâm để có những bài báo chất lượng và sống động, giúp mọi người hiểu và tìm tới trung tâm tập luyện để khắc phục bệnh tật.

2.Những kết luận mang tính khoa học

Đến đây chúng ta đã có 7 năm kinh nghiệm với hàng vạn hạng, hàng vạn người tham gia tập luyện  trên khắp mọi miền đất nước, để từ đó rút ra những đặc điểm nối bật của DSTT:

1/ Hiệu quả khá cao đối với nhiều dạng bệnh tật, kể cả  là các chứng nan y như trầm cảm, vẩy nến, di ứng, các loại u…

 2/ Hiệu quả đặc biệt cao đối với các bệnh thuộc hệ vận động và hệ tâm thần kinh

3/  Có hiệu quả cao đối với nạn nhân bị di chứng do nhiễm chất độc hoá học trong  chiến  tranh

4/ Hiệu quả thấp đối với các căn bệnh lây

      5/ Không có phản ứng phụ

6/ Không có ràng buộc vô hình, khỏi bệnh con người trở về với cuộc sống lao động đời  thường

7/  Không đòi hỏi phải ăn chay (tất nhiên là cũng không cấm ăn chay!)

8/ Trong nhiều trường hợp có thể kết hợp tốt với các phương pháp trị liệu khác, như  tiền phẫu, hậu phẫu, thuốc nam…

9/ Kết quả là ổn định[5] nếu biết giữ “tâm lành” trong suốt cuộc đời còn lại của mình.

 

V. Khuyến nghị

Sau 7 năm hoạt động, với tinh thần làm việc nghiêm túc, quên mình, bằng những số liệu đầy sức thuyết phục như đã nêu ở phần trên, có thể nói tính hiệu quả của phương pháp DSTT đã được khẳng định. –

  • Xét về mặt hiệu quả xã hội, DSTT với tính nhân văn cao, đã trả lại tính nhân bản vốn có của mỗi con người Việt Nam,  mà nơi này, nơi khác đang bị nền kinh tế thị trường đầy những toan tính vật chất làm lu mờ, trả lại cuộc sống lành mạnh và bình yên cho mỗi gia đình
  • Xét về hiệu quả kinh tế, thì lại càng quá rõ ràng. Theo số liệu còn chưa đầy đủ của chúng tôi (có nghĩa, con số thực tế còn nhiều hơn nữa), trong vòng 7 năm qua đã có trên 140 ngàn ca bệnh được cứu chữa bằng phương pháp DSTT trên phạm vi toàn quốc, trong đó có khoảng 77 ngàn ca bệnh hiểm nghèo có chuyển biến tốt. Nếu tính rẻ cho mỗi ca bệnh hiểm nghèo này để được chữa khỏi ở bệnh viện là 1 triệu (trên thực tế các ca bệnh này hầu hết là bị bệnh viện trả về), thì trong 7 năm qua DSTT đã tiết kiệm cho nhà nước ít nhất là 77 ngàn triệu (tức 77 tỷ), một con số thật không nhỏ chút nào

Từ những phân tích trên, đề nghị nhà nước công nhận phương pháp và có những chính sách cụ thể, rõ ràng như các nước đã từng làm, để phương pháp DSTT ích nước lợi nhà này được phát triển rộng rãi, phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục và y tế của nhà nước

 

Hà Nội 10 tháng 4 năm 2003

Trưởng ban NCKH

TS. Đặng Kim Nhung

Giám đốc

TS. Nhạc sỹ Doãn Nho 

Tổng giám đốc

Vũ Thế Khanh

                                                                     

 

                                              

 

 


[1] Barbara Ann Brennan (Mỹ)

[2] Charly Samson (Pháp)

[3] Vì nhiều lý đo, trước hết là công tác hành chính rất thiếu người và laị không chuyên nghiệp, mặt khác hàng trăm điểm tập tại gia đình chưa được thông kê. Con số đầy đủ có thể còn vượt rất xa số liệu này

[4] Xem báo cáo khoa học kèm theo

[5] Thực tế không thể nêu hết những người có được kết quả duy trì bền vững trong nhiều năm, Xin nêu vài ví dụ minh hoạ, đặc biệt chúng tôi chọn những bệnh nhân là những người  báo cáo điển hình năm ngoái, hy vọng quý vị còn nhớ: 1. Ông Lê Thế Hùng, 76 tuổi, cán bộ lão thành cách mạng tại khu gia đình ĐH. Nông nghiệp 1 Hà Nội, bị huyết cao, thường xuyên 250/150, thường xuyên phải vào nhập viện. Sau 3 tháng tập DSTT đã ổn định ở mức 140/90 và kết quả duy trì đã  gần 2 năm

Bà An Khang, 55 tuổi, Giáo viên, 43 Dịch Vọng Cỗu Giấy. Bị ung thư lưỡi giai đoạn cuối, đã phải cắt mất 1/3 lưỡi. Hạch chạy khắp cổ. Tập DSTT có kết quả tốt. Hết hạch, ăn, uống dễ dàng. Kết quả ổn địnhcho tới nay ( được trên 1 năm)

Bà Dương thị Bốy, 50 tuổi,, Thiếu tá không quân, Nhà B7, khu dân cư 9/8 sân bay Gia Lâm, Hà Nội, suy tim độ 3, khó thở. Bệnh viên 108 kết luận phải mổ ngay ( mất khoảng 50 Tr. đ), nếu không sẽ chết. Tập DSTT, sau 3 tháng. Bệnh 108 kết luận bệnh suy tim đã đỡ nhiều và ổn định không cần phải phẫu thuật. Hiện kết quả vẫn ổn định (tức trên 1 năm)

 

Bài viết liên quan