Logo Banner
 
Báo cáo tại hội thảo khoa học dưỡng sinh toàn quốc lần thứ nhất
Báo cáo tại hội thảo khoa học dưỡng sinh toàn quốc lần thứ nhất
(Ngày đăng: 20/12/2013 - Lượt xem: 6569)
Có thể phương pháp tập luyện này đã có tự rất lâu, nó là một gia sản vô giá của dân tộc ta. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng, để phương pháp được chính thức đi vào cuộc sống thì cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc

BÁO CÁO TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC DƯỠNG SINH TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT

 

XUẤT XỨ, ĐẶC THÙ, ĐẶC ĐIỂM

           Luyện tập để khỏi bệnh là phương pháp đã có tự ngàn xưa, và ngày càng phát triển trên phạm vi toàn châu lục, mà trước hết phải kể đến Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ với các môn như: Khí công; Thái cực quyền; Trường sinh đạo, Yoga, … Các nước ở châu Âu, châu Mỹ,  từ cuối thế kỷ thứ 20 cho tới nay cũng phát triển khá mạnh mẽ  các phương pháp nổi tiếng đã đi vào truyền thuyết này, ngoài ra còn phát triển các phương pháp như chữa bệnh bằng Ánh Sáng[i] (Guérir Par la Lumière), chữa bệnh bằng Năng lượng Nhân Thể[ii] (Magnétisme et de Sophomagnétisme)… .

              Cũng như các nước khác, Việt Nam cũng coi trọng việc tập luyện để chữa bệnh, đặc biệt trong thời gần đây, phong trào phát triển khá rầm rộ, như phương pháp nhân điện của Vũ Gia Hiền, Năng lượng sinh học của Nguyễn Đình Phư, Cảm xạ học của Dư Quang Châu, Dưỡng sinh Tổng hợp Cổ truyền Việt Nam, của Nguyễn Ngọc Dũng,Tĩnh công của Hoàng Vũ Thăng, Tâm năng Dưỡng sinh của cố trưởng môn Nguyễn Văn Triều,  Dưỡng Sinh Tâm Thể của má Hai Hương, tức cố trưởng môn Tôn Nữ Hoàng Hương…, Trên thực tế má  làm trưởng môn và cũng là người khởi xướng.

            Có thể phương pháp tập luyện này đã có tự rất lâu, nó là một gia sản vô giá của dân tộc ta. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng, để phương pháp được chính thức đi vào cuộc sống thì cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 21-8-1995 Trung Tâm Nghiên cứu Ứng dụng Dưỡng sinh Tâm Thể được ra đời (sau đây chúng tôi gọi tắt là Trung tâm Dưỡng sinh Tâm Thể), có nhiệm vụ nghiên cứu hiệu quả làm lành bệnh, và sự an toàn của phương pháp vì sức khỏe cộng đồng.  Người có công đầu cho sự kiện trọng đại mang đầy tính nhân văn này là Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học, công nghệ, tin học ứng dụng UIA, ông Vũ Thế Khanh.

TRUYỀN THUYẾT VỀ CỐ TRƯỞNG MÔN DSTT
BÀ TÔN NỮ HOÀNG HƯƠNG

 

         Câu chuyện “nhận lệnh” của bà Nguyễn Thị Hương (mà vì nhiều lý do, chúng tôi quen gọi Bà một cách thân mật và trân trọng là má Hai), Giám đốc trưởng môn Dưỡng sinh Tâm Thể, cũng là một chuyện có thực mà khó tin.

           Má Hai tên thực là Tôn Nữ Hoàng Hương (tên Nguyễn Thị Hương là tên mới đổi từ năm 1981). Má có nguồn gốc xa xưa ở Huế. Ông nội của má Hai thủa sinh thời đã rời cố đô Huế về Hoài Ân, Bình Định lập nghiệp, từ đó nơi này trở thành quê hương thứ hai của Má. Cụ thân sinh của má Hai là Tôn Thất Yên, làm nghề nông, giỏi chữ nho và có tài chữa bệnh. Má thường kể: cụ tu tại gia từ khi Má mới lên ba.  Năm 1981 cụ đổi tên thành Nguyễn Phước Thiện và xuống tóc đi tu tại Chùa làng. Cụ mất năm 1986, hưởng thọ 83 tuổi. Cụ bà, người thân sinh ra Má Hai có tên gọi Trần Thị Thừa, cũng đã mất năm 2007 tại Tây Ninh, hưởng thọ 93 tuổi.

 

           Có một điều mà giới khoa học chúng tôi không sao lý giải được và luôn trăn trở: má Hai là một người bình thường như bao chúng ta, sao bỗng dưng Má lại có một “đôi bàn tay vàng”, huyền thoại giúp bao nhiêu người khỏi bệnh? Sức mạnh siêu phàm nào đã biến những điều tưởng chừng không thể thành có thể đó?  Khả năng của đôi bàn tay Má là có thật, nhưng tại sao? Cỗi nguồn nào? Những câu hỏi cứ canh cánh trong tôi mà không có lời giải đáp. Có nhiều lời đồn đại về câu chuyện này, nhưng tôi thì không có thói quen nghe lỏm những câu chuyện đồn đại, đơm đặt… .

           Gần 4 năm trôi qua kể từ khi do cơ duyên được gặp Má, câu hỏi đó cứ lớn dần trong tôi, cho tới một ngày, mọi ngại ngần không ngăn cản được sự tò mò hữu lý, tôi quyết định đến gặp và hỏi Má một cách trực diện, chân thành, cho dù Má có thích điều đó hay không… . Đó là một buổi chiều mùa đông những ngày giáp tết, mưa bay, lạnh đến se lòng, Trung tâm tại 48 Trần Duy Hưng vắng hoe, mọi người về Nam ăn tết hết chỉ còn lại mình Má, Bà đang thắp hương trên ban thờ... .Vẫn nụ cười giản dị, hồn hậu và đôi mắt nhìn hơi lơ đãng đó, Má mời tôi ngồi bên cạnh ngọn lửa của gừng và rượu do má vừa đốt lên cho tôi sưởi. Theo Má, ngọn lửa này không những để ấm, để khô quần áo do dầm mưa, mà còn để xóa hết bụi trần đã vương trên tôi trong suốt chặng đường dài…                

            Ngọn lửa bập bùng, thỉnh thoảng lại có tiếng nổ tí tách của những miếng gừng cháy chưa hết…,  cứ thế tôi như chìm trong những khu vườn cổ tích được Ngoại kể năm nào. Với một giọng nhỏ nhẹ, ánh mắt phiêu diêu nhìn vào nơi xa xăm vô định nào đó, Má bắt đầu kể: đó là vào năm 1963, khi mang thai đứa con thứ 10 đã đến tháng sinh, Má đã bị ngã xe máy và chết lâm sàng liền ba ngày. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất mà Má không bao giờ có thể quên. Trong giấc mơ Má được lên thiên đường. “Thiên đường như thế nào, sao Má biết đó là thiên đường”, tôi sốt sắng hỏi. Dường như không quan tâm nhiều tới câu hỏi có phần ngớ ngẩn của tôi, Má nói: Nơi đó tràn đầy ánh sáng, tràn đầy hạnh phúc và bình an… , cây cối, sông suối, muông thú hiền hòa thân thiện và trong veo… . Tất cả đều hiểu nhau mà không cần phải nói… . Cuối cùng Má thấy mình hiện diện trước một cung điện rất tráng lệ…, chính ở nơi đó Má đã được trao quyền năng và nhiệm vụ cứu đời… .

            Khi tỉnh lại, Má vẫn hoàn toàn không tin vào giấc mơ kỳ ảo đó. Nhưng lạ thay, khi đặt tay lên bụng mình, đứa con trong bụng Má sống lại, sinh linh đầu tiên được Má cứu chính là đứa con trai yêu dấu của mình, Nay anh làm dược sỹ ở Tây Ninh.  Từ đó, trong suốt cuộc đời mình, Má Hai Hương, với cuộc sống mộc mạc, trái tim nhân hậu và đôi bàn tay kỳ diệu, chẳng quản khó khăn, đã đi khắp miền đất nước âm thầm chữa bệnh cứu đời, mà thậm chí cũng không biết gọi tên cho phương pháp của mình là gì. Chỉ tới năm 1995, nhận lời mời và sự giúp đỡ bảo trợ của Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ và Tin học Ứng dụng (UIA), ông Vũ Thế Khanh, Má ra Hà Nội, với vai trò Giám đốc Trưởng môn, phương pháp mới được đặt tên và bắt đầu tính tuổi.

                                                                   T.S ĐẶNG KIM NHUNG



[i] Barbara Ann Brennan (Mỹ)

[ii] Charly Samson (Pháp)                                                 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan