Logo Banner
 
Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động DSTT ( 1995 - 2010)
BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM HOẠT ĐỘNG DSTT( 1995-2010)
(Ngày đăng: 20/12/2013 - Lượt xem: 3860)
“Bước đầu thử nghiệm tập luyện Dưỡng sinh Tâm Thể để khắc phục di chứng do nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh” (9/1998-9/2002),

BÁO CÁO TỔNG KẾT 15 NĂM HOẠT ĐỘNG DSTT( 1995-2010)

SONG HÀNH VỚI BÁO CÁO TỔNG KẾT MỘT ĐỀ TÀI

                                     

Bối cảnh lịch sử

Luyện tập để khỏi bệnh là phương pháp đã có tự ngàn xưa, và ngày càng phát triển trên phạm vi toàn châu lục, mà trước hết phải kể đến Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ với các môn như: Khí công; Thái cực quyền; Trường sinh đạo, Yoga, … Các nước ở châu Âu, châu Mỹ,  từ cuối thế kỷ thứ 20 cho tới nay cũng phát triển khá mạnh mẽ  các phương pháp nổi tiếng đã đi vào truyền thuyết này, ngoài ra còn phát triển các phương pháp như chữa bệnh bằng Ánh Sáng[i] (Guérir Par la Lumière), chữa bệnh bằng Năng lượng Nhân Thể[ii] (Magnétisme et de Sophomagnétisme)… . Cũng như các nước khác, Việt Nam cũng coi trọng việc tập luyện để chữa bệnh, đặc biệt trong thời gần đây, phong trào phát triển khá rầm rộ, như phương pháp nhân điện của Vũ Gia Hiền, Năng lượng sinh học của Nguyễn Đình Phư, Cảm xạ học của Dư Quang Châu, Dưỡng sinh Tổng hợp Cổ truyền Việt Nam, của Nguyễn Ngọc Dũng,Tĩnh công của cố trưởng môn Hoàng Vũ Thăng, Tâm năng Dưỡng sinh của cố trưởng môn Nguyễn Văn Triều,  Dưỡng Sinh Tâm Thể của má Hai Hương, tức cố trưởng môn Tôn Nữ Hoàng Hương…, Trên thực tế má  làm trưởng môn và cũng là người khởi xướng. Có thể phương pháp tập luyện này đã có tự rất lâu, nó là một gia sản vô giá của dân tộc ta. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng, để phương pháp được chính thức đi vào cuộc sống thì cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 21-8-1995 Trung Tâm Nghiên cứu Ứng dụng Dưỡng sinh Tâm Thể được ra đời (sau đây chúng tôi gọi tắt là trung tâm Dưỡng sinh Tâm Thể), có nhiệm vụ nghiên cứu hiệu quả làm lành bệnh, và sự an toàn của phương pháp vì sức khỏe cộng đồng.  Người có công đầu cho sự kiện trọng đại mang đầy tính nhân văn này là Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học, công nghệ, tin học ứng dụng UIA, Ông Vũ Thế Khanh.

Sau 15 năm, để phục vụ cho đề tài này ngoài theo dõi thống kê tổng kết hàng năm, chúng tôi đã:

 

  1. Tiến hành những đề tài nhánh
    •  “Bước đầu thử nghiệm tập luyện Dưỡng sinh Tâm Thể để khắc phục di chứng do nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh” (9/1998-9/2002), Tại Làng Hữu nghị Việt Nam, Hoài Đức Hà Tây, chủ nhiệm đề tài TS. Đặng Kim Nhung. Tiến trình và kết quả và kết quả nghiệm thu đề tài đã được đăng tải trong cuốn Dưỡng sinh Tâm Thể đẩy lùi trong bệnh. NXB Văn hóa Thông tin tháng 4/2003; tái bản năm 2004; năm 2007.
    • Bệnh vẩy nến  “Phương pháp Dưỡng sinh Tâm Thể với bệnh vẩy nến” được tiến hành tại ĐăkLak (8/2000- 8/2002), chủ nhiệm đề tài là bác sỹ Đỗ Thung. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, dựa vào 5 bệnh nhân bị vẩy nến thuộc các nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng khác nhau, dựa vào hàng chục bệnh nhân (khoảng 30 người) bị bệnh vẩy nến đã được lành bệnh bằng phương pháp Dưỡng sinh Tâm Thể, trên 12 tỉnh thành phố tại thời điểm nghiên cứu và kết quả đã được duy trì khá tốt (khoảng 70%),  đề tài đã kết luận: Việc ứng dụng tập Dưỡng sinh Tâm Thể để khắc phục bệnh vẩy nến bước đầu là tốt, hoàn toàn không có phản ứng phụ, bệnh nhân không tái phát trong một thời gian dài (nhiều năm)
    • Song hành với nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi đã đặc biệt quan tâm tới các đề tài nhỏ, như: “Tập Dưỡng sinh Tâm Thể để khắc phục bệnh bướu cổ” (Hải Dương 1999 với trên 500 người tham gia, hiệu quả tới trên 60% người lành bệnh), hoặc: “Tập Dưỡng sinh Tâm Thể để khắc phục bệnh huyết áp” (Hà Nội 2000-2001… Qua số liệu thống kê chúng tôi thấy Dưỡng sinh Tâm Thể có hiệu quả hơn đối với những người bị huyết áp cao hơn là những người bị huyết áp thấp)…, những đề tài này thực tế chúng tôi chỉ làm thống kê những con số người bị bệnh và khỏi để biết hiểu quả của nó, không viết thành đề tài.

 

  1. Tổ chức 5 Hội thảo khoa học toàn quốc

 

  • Hội thảo khoa học lần thứ nhất với chủ đề: “Dưỡng sinh Tâm thể với sức khỏe và đời sống tinh thần của cộng đồng” - 3/1998 tại Hà Nội

 

  • Hội thảo khoa học lần thứ hai với chủ đề: “Dưỡng sinh Tâm Thể, những căn cứ khoa học bước đầu” – 12/1998, tại Hà Nội

 

  • Hội thảo khoa học lần thứ ba với chủ đề: “Dưỡng sinh Tâm Thể, những thành tựu và hướng phát triển” – 8/2000, tại Hà Nội

 

  • Hội thảo khoa học lần thứ tư với chủ đề: “Dưỡng sinh Tâm Thể với Y học Bổ sung” - 1/2003 tại Hà Nội.

 

  • Hội thảo khoa học lần thứ năm với chủ đề “Dưỡng dinh Tâm Thể với 35 mệnh đề”  được tổ chức vào  năm 2010 (35 mệnh đề được trình bày trong hội thảo khoa học và được đặt trong phần Phụ Lục của bản báo cáo này. Vì điều kiện thời gian chúng tôi không thể đọc trên hội nghị, quý vị có nhu cầu muốn tìm hiểu xin liên hệ với TS. Đặng Kim Nhung Mobile 0904967899)

 

  • Ngoài các hội thảo khoa học toàn quốc, nhiều hội thảo khoa học cấp địa phương đã được tổ chức và cũng gặt hái không ít thành công như hội thảo khoa học được tổ chức tại Phú Yên (2007) Phú Thọ (2009), Bình Định (2010) …

 

  1. Công tác biên soạn biên tập

 

  • Ấn phẩm thứ nhất:  “ Dưỡng Sinh Tâm Thể đẩy lùi trọng bệnh” khoảng gần 500 trang, chủ biên Thạc sĩ Nguyễn Toàn Minh, được xuất bản tại NXB Văn hóa Thông tin vào quý 1/2003 (1000cuốn)

 

Đặc điểm của cuốn sách

 

  • Cuốn sách mang tính tổng kết, nó phản ánh tinh hoa, sức sống lâu bền của Dưỡng sinh Tâm Thể.  Có thể xem như  một tài liệu tham khảo tốt cho những người đã, đang và sẽ đến với phương pháp
  • Mang tính quần chúng rõ rệt. Tham gia viết, ngoài các nhà khoa học, còn có đông đảo các môn sinh, các Hướng dẫn viên
  • Về cách thể hiện: khá nhiều vẻ: Có chính luận mang tính chất nghiên cứu, có phóng sự điều tra, có tự sự, có thơ, có nhạc…

 

Cuốn sách đã được công chúng đón nhận. Quý  1/2004 được bổ sung và tái bản lần thứ 2 với số trang gần 700 trang. Quý 1/2007 lại được tái bản một lần nữa. Đây là tư liệu mang tính chất quần chúng, và nó chỉ dành trọn cho phương pháp Dưỡng sinh Tâm Thể. Mục đích muốn nói về hiệu quả làm lành bệnh của phương pháp này qua hàng trăm minh chứng, trên phạm vi toàn quốc,  thuộc 14 nhóm bệnh của Bộ y tế qua rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, nói về lòng biết ơn của người bệnh đối với Má Hai Hương…

 

  • Ấn phẩm thứ hai : “Những điều kỳ diệu có thật” - NXB Văn hóa Thông tin, 2006. Chủ biên ông Phạm Hồng Quang, Phú yên. Gần giống với ấn phẩm thứ nhất, trong ấn phẩm thứ hai này chủ yếu nêu lên hiệu quả của phương pháp Dương sinh Tâm Thể qua những câu chuyện khỏi bệnh có thật của tỉnh Phú Yên

 

  • Ấn phẩm thứ ba là tác phẩm “ Năng lượng tình thương”. Tác phẩm được NXB Văn hóa Thông tin phát hành và viết lời giới thiệu (15/03/2010). Trong ấn phẩm này, Dưỡng sinh Tâm Thể được đặt trong bối cảnh chung của thế giới và Việt Nam. Ở đây, chúng tôi muốn hướng tới bản thể của các phương pháp chữa bệnh theo liệu pháp tự nhiên nói chung, trong đó có sự hiện diện của các phương pháp dưỡng sinh, không phải chỉ có Dưỡng sinh Tâm Thể. Nó thấm đẫm tính nhân văn thông qua cách thể hiện, thông qua sự giao hòa giữa hai phong cách, vừa mang tính chất quần chúng nhưng cũng không làm nản lòng những bạn đọc thích phong cách hàn lâm.Tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận. Sách xuất bản 03/2010 và chuẩn bị tái bản vào tháng chín cùng năm theo yêu cầu của nhiều bạn đọc của trong và ngoài nước.

 

Ngoài những ấn phẩm chính thống, chúng tôi còn có rất nhiều những tài liệu khác mang tính chất lưu hành nội bộ như tài liệu “Phương pháp luyện tập cơ bản”; “Dưỡng sinh Tâm Thể khắc phục được những bệnh gì”; “Dưỡng sinh Tâm Thể nhìn từ mọi phía”; “Kỷ yếu hội thảo khoa học”; “ Kỷ yếu hội nghị tổng kết”

 

  1.  Dưỡng sinh Tâm Thể trước công luận

 

Tính từ tháng 8/1995 khi má Hai Hương được mời ra Hà Nội và cho tới tận hôm nay, Dưỡng sinh Tâm Thể vẫn tồn tại như một đề tài nghiên cứu. Chính vì là một đề tài nghiên cứu, nên ban lãnh đạo Trung Tâm, ngay từ đầu đã ý thức được tầm quan trọng của công luận, vì đây chính là ý kiến đánh giá khách quan của những người được thụ hưởng kết quả của đề tài. Bởi vậy, chúng tôi xin dành riêng một phần cho sự đánh giá khách quan của công luận. Trong mảng này chúng tôi tạm chia ra làm hai nhóm:

 

  1. Cơ quan ngôn luận:

 

Thông qua các tờ báo của trung ương và địa phương: Theo số liệu thống kê còn chưa đầy đủ của chúng tôi, tính tới tháng 12/2007 đã có trên 33 tờ báo nhập cuộc (thí dụ: báo Phụ nữ Thủ đô, báo Công an Nhân dân, báo Nhân dân, báo Tuổi trẻ, báo Khoa học và Đời Sống…,), với khoảng trên 80 bài báo và của cả những người tham gia tập Dưỡng sinh Tâm Thể nói về hiệu quả đến khó tin của phương pháp này, và của các nhà báo có tên tuổi như nhà báo Mai Thục, Từ Ngọc Lang, Toàn Minh... Đây là những bài báo viết khá tâm huyết và công phu. Những bài báo này hiện vẫn còn lưu trữ tại Trung Tâm (Tel.04.37841296), quý vị nào muốn tham khảo chúng tôi xin trân trọng kính mời. Sau 2007 còn khá nhiều các bài báo nữa, đặc biệt nhiều là trên báo Khoa học và Đời sống, cập nhật nhất là tờ Lào Cai (cơ quan của đảng bộ đảng cộng sản Việt nam, tiếng nói của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lào cai) cũng vừa nhập cuộc, nhưng xét thấy, thống kê liên tục trong 12 năm đã tạm đủ và chúng tôi không làm thống kê thêm nữa.

 

  1.  Quần chúng:

 

Có thể nói, đối với Dưỡng sinh Tâm Thể thì quần chung là cái nôi để nuôi dưỡng phong trào. Vì tính nhân văn và hiệu quả cao của phương pháp, Dưỡng sinh Tâm Thể luôn được người dân đánh gía cao và nhiệt tình tham gia. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua các bài thơ, bài hát, bài viết của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước dành cho phương pháp, đặc biệt dành cho má Hai Hương, số lượng những bài viết như thế không thể nào đếm xuể, có thể tới hàng trăm, hàng trăm bài. Sẽ là trung thực khi nói rằng,  sức sống của Dưỡng sinh Tâm Thể thuộc về quần chúng. Vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có được công nhận hay không, Dưỡng sinh Tâm Thể vẫn sống, và trong mỗi trái tim người dân Việt, Dưỡng sinh Tâm Thể vẫn có một vị trí rất đáng trân trọng.

 

Tính tới nay, tức sau hơn 4 năm má Hai Hương tạ thế, Dưỡng sinh Tâm Thể vẫn trường tồn và giữ nguyên giá trị.  Số người tham gia tập Dưỡng sinh Tâm Thể trên phạm vi toàn quốc tính trung bình khoảng 10 ngàn người mỗi năm (không phân biệt giới tính, với đủ mọi thành phần kinh tế, mọi lứa tuổi, mọi tôn giáo, mọi trình độ học vấn (từ GS.TS. tới người thậm chí còn không biết chữ…). Số người tham gia tập vào những năm đầu khá ồ ạt có thể tới trên 15.000 người mỗi năm. Sau này tổ chức được thắt chặt, số người tập dao động ổn định nhiều năm ở mức trên dưới 10.000 người. Ví dụ: năm 2003 là 9500 người; 2004 là 9300 người; 2005 là 11.000 người; 2006 là 9600 người; 2007 là 11.500 người; 2008 là 9.500 người; 2009 là khoảng 10.500 người, năm 2010 tính đến thời điểm hiện tại là khoảng 10.600 người thường xuyên tham gia luyện tập Dưỡng sinh Tâm Thể trên phạm vi toàn quốc

Như vậy theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi (vì chưa có số liệu thống kê về các điểm tập gia đình, đây cũng là một con số không nhỏ, có thể lên tới hàng ngàn) thì tính tới tháng 07/2010 tổng số người tham gia tập Dưỡng sinh Tâm Thể là khoảng 160.000 người với trên 320.000 ca bệnh (nếu tính mỗi ca bệnh vào bệnh viện người dân chi mất khoảng 1.000.000 đồng, thì 15 năm qua chúng tôi đã tiết kiệm cho nhà nước khoảng 320 tỷ đồng, một con số không nhỏ, rất đáng cho chúng ta suy ngẫm, nhất là trong tình trạng nước ta còn nghèo và các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải như hiện nay)

 

           Số Tỉnh, Thành phố có hoạt động Dưỡng sinh Tâm Thể là trên 30 tỉnh, Thành phố  như:  Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lai Châu, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, ĐăkLắk, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tầu, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh. Bến Tre và điểm mới nhất (tháng 7 năm 2010)  tại thành phố Lào Cai… , có thể nói dù có nhiều biến động và không ít khó khăn, nhất là sau khi má Hai Hương tạ thế, những khó khăn đó, khách quan có, chủ quan có, nhưng nhìn chung trên phạm vi toàn quốc Dưỡng sinh Tâm Thể không những phát triển một cách ổn định và bên cạnh đó còn có những nét mới.

           Chúng tôi xin nêu một số nét nổi bật làm minh chứng: Trung tâm Dưỡng sinh Tâm Thể tỉnh Phú Yên đã tổ chức thành công hội thảo khoa học năm cuối năm 2007; thử nghiệm tổ chức đào tạo hướng dẫn viên theo cách tập trung đã có kết quả bước đầu. Đầu năm 2010 Trung tâm Dưỡng sinh Tâm Thể Tỉnh còn cho ra mắt web side của Trung tâm với nội dung khá phong phú. Tỉnh Bình Định sau 2 năm tổ chức thử nghiệm đã tổ chức hội thảo khoa học thành công với sự tham dự của các nhà khoa học và các cán bộ lãnh đạo Tỉnh, các hướng dẫn viên…, kết quả là Tỉnh đã ghi nhận kết quả hoạt động của phương pháp Dưỡng sinh Tâm Thể và cho mở rộng hoạt động này. Mấy năm gần đây hội Dưỡng sinh Tâm Thể Tỉnh Phú Thọ, một tỉnh trung du cũng đã ra đời và hoạt động hiệu quả. Năm 2009 Tỉnh Phú Thọ cũng đã tổ chức thành công hội thảo khoa học. Tỉnh ĐắkLắk, một tỉnh thuộc khu vực miền núi, sau không ít khó khăn, phong trào cũng đã được vực dậy với sự ra đời Hội Dưỡng sinh Tâm Thể vào tháng 1/2010. Trung tâm Dưỡng sinh Tâm Thể Khánh hòa, dù sau nhiều khó khăn, biến động nhưng vẫn giữ được các điểm tập tại Cam Ranh và Nha Trang.  Những điểm không phát triển ào ạt nhưng ổn định và bền vững là những điểm tập tại Hà Nội, điển hình là Trung Tâm Dưỡng sinh Tâm Thể TW 48 Trần Duy Hưng. Trong mọi giai đoạn lịch sử điểm tập này được giữ vững và hoạt động hiệu quả…

 

               Về tính hiệu quả của phương pháp thì khá cao và ổn định trong suốt 15 năm ở mức 55% số người tham gia tập có chuyển biến tốt, hiểu theo nghĩa khỏi từ phần nửa đến khỏi hẳn, hoàn toàn không có phản ứng phụ, 35% có chuyển biến khá, 10% xem như không có chuyển biến; Dưỡng sinh Tâm Thể có hiệu quả với các bệnh do nhiễm độc các chất hóa học, kể cả chất kịch độc Điôxin… Hiệu quả đặc biệt cao với nhóm bệnh thuộc hệ vận động, hệ thần kinh, các bênh u bướu, bệnh dị ứng, bệnh vẩy nến, thoát vị đĩa đệm, nhóm bệnh gây ra do stress vì mọi nguyên nhân…, với những nhóm bệnh này, những người khỏi từ phần nửa tới khỏi hẳn lên tới trên 60%... hiệu quả thấp với nhóm bệnh lây (chuyển biến tốt chỉ có 10%). Dưỡng sinh Tâm Thể  hoàn toàn không có phản ứng phụ…

 

 Sẽ là không trung thực khi chúng tôi nói rằng suốt 15 năm qua chúng tôi là hoàn mỹ. Tồn tại lớn nhất và hiện vẫn còn cho tới tận hôm nay, một số  HDV, huấn luyên viên, vẫn không biết mình chỉ là công cụ, một kênh để truyền và phát năng lượng tình thương của tạo hóa vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng, HDV, huấn luyện viên, không phải là các vị thánh! (mặc dù điều này đã được chính thức phát biểu bằng lời năm 1996 và bằng văn bản trong hội thảo khoa học năm 1998!) chính nhược điểm này là cội nguồn của tính tự phụ, của những sự bất đồng đây đó trong anh em HDV, thậm chí là cả huấn luyện viên. Tuy nhiên, với tất cả những gì chúng ta làm được trong suốt 15 năm qua như đã trình bày ở phần trên, thì rõ ràng rằng, thành công vẫn là điều chính yếu, là điều không thể phủ nhận.

 

                Để có kết quả ngày hôm nay là công sức của biết bao người mà trước hết phải kể đến là cố trưởng môn Tôn Nữ Hoàng Hương, của các huấn luyện viên, hướng dẫn viên, của những người dân lành đã tìm đến, đã tin cậy và nuôi dưỡng phương pháp vì mục tiêu sức khỏe của chính họ, của nhiều nhà báo đã dũng cảm xung trận, của UIA, của các tổ chức chính quyền địa phương đã hết lòng ủng hộ giúp đỡ, và của ban giám đốc chúng tôi, những người làm khoa học bằng lương tâm và trách nhiệm của mình…

 

Hoạt động Dưỡng sinh Tâm Thể sau 15 năm hoạt động liên tục và hiệu quả, hiện đã đi vào chiều sâu, nó đã thực sự đi vào lòng dân, được người dân đón nhận, vì vậy sự tồn tại và phát triển của phương pháp này là không cần phải luận bàn.  Với tất cả những kết quả đã đạt được, bằng lương tâm và tinh thần trách nhiệm, xin trân trọng công bố khép lại đề tài mang đầy tính nhân văn này. Chúng tôi cũng an lòng vì mình đã hoàn thành trách nhiệm với Liên hiệp Khoa hoc, Công nghệ và Tin học Ứng dụng (UIA), với Má Hai Hương, và với  những người dân lành đã tin cậy chúng tôi.

 

Phương pháp Dưỡng sinh Tâm Thể không phải là phương pháp duy nhất có hiệu quả, nó là một phương pháp hiệu quả trong nhiều phương pháp khác cũng hiệu quả. Đây là tài sản của quốc gia, của dân tộc và đầy tiềm năng. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những hạt giống, hạt giống luôn chứa đựng tiềm năng ở đó, nhưng để nó đâm chồi, nẩy lộc tốt tươi, rồi ra hoa, kết trái, cho ta những quả ngọt lành, chúng cần phải được chăm sóc, được gieo xuống mảnh đất màu mỡ, được tưới tắm và nhận đủ ánh sáng mặt trời mỗi ngày



[1] Barbara Ann Brennan (Mỹ)

[1] Charly Samson (Pháp)                                                 

 

 

  Hà Nội, 20/08/2010
Chủ nhiệm đề tài   Giám đốc Tổng giám đốc UIA
TS. Đặng Kim Nhung TS. Nhạc sĩ Doãn Nho Ông Vũ Thế Khanh

                                                      

 

                         

 

Bài viết liên quan