Logo Banner
 
Góc nhìn từ chuyên gia
Nguyên lý đặc biệt giúp người tập Dưỡng sinh tâm thể hút năng lượng vũ trụ trị bệnh
(Ngày đăng: 21/05/2016 - Lượt xem: 8155)
Để rộng đường dư luận, báo GĐ&XH Cuối tuần giới thiệu bài phân tích của tiến sĩ Đặng Kim Nhung, chuyên gia uy tín đã dành hơn 20 năm nghiên cứu phương pháp trị bệnh đặc biệt này.
Những tuần qua, báo GĐ&XH Cuối tuần đã nhận được hàng trăm ý kiến độc giả từ mọi miền tổ quốc, mong muốn được hiểu rõ hơn về cơ sở khoa học của Dưỡng sinh tâm thể (DSTT). Để rộng đường dư luận, báo GĐ&XH Cuối tuần giới thiệu bài phân tích của tiến sĩ Đặng Kim Nhung, chuyên gia uy tín đã dành hơn 20 năm nghiên cứu phương pháp trị bệnh đặc biệt này.
 
T.S Đặng Kim Nhung (đứng giữa). Ảnh Nhân vật cung cấp.
 
Con người và vũ trụ giao hòa qua sóng năng lượng
 
Trên thực tế, người ta thấy rằng, trong vũ trụ, mọi vật chất đều tồn tại một nguồn năng lượng dự trữ. Nguồn năng lượng này chính là động lực để vật chất luôn tồn tại và vận động, tạo ra những rung động, rung động này lan truyền trong mọi môi trường của vũ trụ. Sự bức xạ năng lượng và lan truyền như vậy gọi là sóng (vũ điệu năng lượng). Xung quanh chúng ta tràn ngập thế giới sóng. Năng lượng này bao gồm cả năng lượng tích cực và năng lượng tiêu cực. Bằng cuộc sống hướng thiện, bằng năng lượng của tư duy tích cực ta có thể điều khiển dòng năng lượng này vì mục tiêu sức khỏe con người. Dòng năng lượng tích cực sẽ giúp lành bệnh còn dòng năng lượng tiêu cực sẽ gây bệnh. Mesmer, nhà chữa bệnh tinh thần nổi tiếng thế kỷ thứ XVIII cũng đã đưa ra kết luận này sau nhiều năm nghiên cứu nhưng chưa đưa ra được những giải thích rõ ràng, cặn kẽ.
 
Về vũ trụ quan, từ cách tiếp cận cơ học lượng tử, vũ trụ là một thể thống nhất không thể phân chia. Con người là tiểu vũ trụ, cũng là thể thống nhất không thể phân chia. Con người gồm hai phần. Tinh thần (siêu hình) và thể xác (hữu hình), hòa quyện vào nhau. Nó làm mạnh nhau lên hoặc làm yếu nhau đi; trong đó phần tinh thần (linh hồn) dẫn dắt phần thể xác. Trong con người tồn tại một hệ kinh lạc, lưu thông trong hệ kinh lạc là “khí”, cũng có thể hiểu là sinh khí. Hệ kinh lạc thông suốt, con người khỏe mạnh. “Khí” bị tắc nghẽn ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, con người sẽ bị bệnh. Sinh khí trong hệ kinh lạc sung mãn, con người khỏe mạnh, ngược lại, con người yếu đuối, buồn nản, héo hắt.
Con người là sản phẩm hoàn thiện nhất của tạo hóa, giữa con người và vũ trụ liên hệ chặt chẽ với nhau qua trường. Con người là một tiểu vũ trụ tràn ngập năng lượng và tiềm ẩn nguồn năng lượng sống, nguồn sinh khí. Nhưng đa phần chúng đang bị ngủ yên. DSTT là một trong những liệu pháp đánh thức chúng dậy, làm cho nó hòa đồng với dòng khí vũ trụ, trở nên sung mãn tùy theo sự tiến hóa của bản thân chúng ta. Sự tiến hóa được hiểu theo nghĩa cách sống và ứng xử trong cuộc sống đối với mọi đối tượng DSTT là có thể chữa tập thể hàng trăm người cộng hưởng trường năng lượng vũ trụ.
 
Cách thu hút dòng năng lượng tích cực
 
 
 
Tập luyện để khỏi bệnh là câu chuyện thật phong phú, nó đã có từ ngàn xưa. Về cơ bản, DSTT có đôi nét giống với phương pháp trị liệu khí công cổ xưa của Trung Quốc. Trong phương pháp trị liệu này, người ta dùng kỹ thuật vỗ đập La Hán, bát quái”. Theo đó, có tất cả bốn kiểu vỗ đập để “khai huyệt môn” gồm “khai thiên môn”, “khai khí môn”, “khai huyệt môn” và “khai phong môn”. Trong đó, “khai thiên môn” là vỗ vào huyệt bách hội ở đỉnh đầu… Tương thích với phương pháp khí công cổ xưa của Trung Quốc, ở DSTT, khi hướng dẫn viên truyền tải năng lượng cho người tập cũng có động tác vỗ vào huyệt bách hội này. Khi tự luyện tập, DSTT còn có các động tác là hít thở kết hợp vận động; ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bệnh, ta còn kết hợp với một số động tác chủ yếu như xoa, vuốt, vỗ, vẩy, ấn, day, xông… Điều cần lưu ý trong suốt quá trình luyện tập là giữ “tâm an định” (để có tâm an định, ta cần có cuộc sống hướng thiện, sống rộng lượng yêu thương vị tha trong lòng luôn thảnh thơi, tràn đầy lạc quan và niềm tin sắt đá rằng mình sẽ khỏi bệnh). Lúc đó, tư duy thanh khiết sẽ “hấp dẫn” về dòng năng lượng tích cực của vũ trụ, dòng năng lượng đẩy đi những trược khí (năng lượng tiêu cực) giúp chúng ta cân bằng và khỏi bệnh.
 
Theo nghiên cứu của y khoa, có rất nhiều chứng bệnh thuộc về thể chất lại có cội nguồn từ tinh thần. Nói cách khác, chất lượng của tư duy ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, tới sức khỏe của con người. Ví dụ, khi chúng ta giận dữ, căng thẳng…, các cơ bắp của chúng ta căng lên, tim của chúng ta đập dồn dập, tạo nên những điểm bị áp lực, đó chính là nguyên nhân để dẫn tới đau đầu, mỏi vai… Nếu thường xuyên ở trong trạng thái này, thậm chí còn dẫn tới đau tim, đau gan, đau thận… Khi áp lực lớn, có thể dẫn tới vỡ tim tại chỗ cũng không phải là chuyện lạ. Trái lại, khi chúng ta tạo nên những suy nghĩ tích cực, bình an, cơ thể chúng ta được thư giãn, oxy được nạp đủ cho máu, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Hiệp hội nghiên cứu về “Thường thức cuộc sống” đã làm nhiều nghiên cứu và rút ra kết luận rằng: “Khi con người ta có những tư duy tích cực, mãn nguyện, hạnh phúc… cơ thể sẽ tự động sản xuất ra một lượng lớn các chất kháng thể và dưỡng chất, bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm.
 
Ngược lại, khi con người có những tư duy tiêu cực như oán giận, buồn phiền, sợ hãi, sầu hận…, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ tự động bị kìm hãm, dẫn tới suy yếu, lúc đó bệnh tật nào cũng có thể xâm nhập vào cơ thể”. Người ta còn nghiên cứu và thấy rằng, tư duy tích cực, trong sáng, tự nó đã lấp đầy quanh ta nguồn năng lượng dồi dào cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh và mời gọi đến cho chúng ta dòng năng lượng phi phàm của vũ trụ. Cách tư duy tích cực chính là sống với “Tâm lành”, “Thân lành” và “Ngôn lành”. “Tâm lành” là sống chân thật, rộng lượng, yêu thương, vị tha… “Thân lành” là không làm việc phạm pháp, không xem phim bạo lực, không xem sách báo, phim ảnh đồi trụy, không sát sinh, không làm hại người khác… “Ngôn lành” là không nói dối, không nói lời độc ác, luôn chân thành trong từng lời nói...
Sức khỏe và sự quân bình
 
Những người quan tâm về cuộc sống tinh thần đều hiểu rằng, bất cứ điều gì xảy ra trong cõi trời đất bao la này đều được tạo bởi vô số yếu tố mà dường như các yếu tố đều cần thiết cả. Mỗi yếu tố có vai trò, trọng trách riêng. Những yếu tố ấy, như những sợi chỉ muôn màu, muôn sắc được dệt chung để tạo nên một tấm thảm kỳ diệu của sự tồn tại. Việc nắm giữ các sợi chỉ ấy với nhau sao cho hài hòa chính là sự quân bình và điều này rất quan trọng trong cuộc sống con người, kể cả trong vấn đề sức khỏe. Để khỏe mạnh, chúng ta cần sự quân bình, bị mất quân bình vì bất cứ lý do gì, chúng ta cũng sẽ bị mắc bệnh.
 
Một trong những khía cạnh quan trọng liên quan đến sức khỏe của thể xác là tinh thần, là tình trạng tinh thần. Giữa sức khỏe thể chất và tình trạng tinh thần có một sự gắn kết chặt chẽ, nó cần phải được giữ quân bình, hài hòa. Khi sự mất quân bình xảy ra, chúng ta sẽ như người lái xe mà một chân nhấn ga một chân đạp phanh, mất năng lượng mà chẳng đi đến đâu; thậm chí, còn có thể gây tai nạn nghiêm trọng nếu dây phanh bị đứt. Theo quan niệm của Raja yogi (Raja Yoga là trường phái Yoga cổ xưa và nổi tiếng ở Ấn Độ, những người tập gọi là Raja yogi) thì: “Trong cuộc đời, chúng ta cần ưu tiên giữ sự bình an trong mọi ý nghĩ và cảm xúc của mình. Bằng cách này, chúng ta không bị mất năng lượng, và cách đánh giá của chúng ta cũng không bị méo mó bởi những xung đột nội tâm. Cách thực hành này mang lại sức mạnh cho tâm trí, cơ thể và giúp chúng ta có cảm giác thoải mái trong mọi mối quan hệ”.
 
Con người gồm có phần tinh thần (vô hình) và phần thể chất (hữu hình) hay còn là tâm hồn và thể xác. Khi hiện hữu trong mỗi con người, hai phần này gắn kết chặt chẽ với nhau tới mức, người ta nhầm tưởng chúng là một, nhưng thực chất là “hai trong một”. Vì vậy, một con người muốn thực sự khỏe mạnh và khỏe mạnh một cách bền vững phải khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, phải giữ quân bình. Không thể có một tâm hồn bệnh hoạn trong một cơ thể khỏe mạnh, mà nếu có cũng chỉ tồn tại ngắn hạn. Hoặc ngược lại, cũng không thể có một tâm hồn khỏe mạnh trong một cơ thể bệnh hoạn ốm yếu. Lương y Trần Đức Tiên (Bình Định, Quy Nhơn) khi trao đổi với chúng tôi cho biết, trong lý thuyết Đông y, người xưa đã đúc rút rằng: “Tình chí liên quan đến ngũ tạng”, ví dụ như: “Quá giận tổn gan, mật…/ Quá mừng tổn tim, tiểu tràng…/ Quá buồn tổn phế, đại tràng…/ Quá lo tổn tỳ, dạ dày…/ Quá sợ tổn thận, bàng quang…”. Bệnh nội tâm do những đau khổ chất chứa trong lòng lâu ngày sinh ra rất khó chữa. Theo lương y Tiên, con người nếu biết sống theo dưỡng sinh, biết sống hướng thiện, hỷ xả, biết cân bằng giữa tâm và thể thì không sinh bệnh. Trường hợp đã mắc bệnh thì dưỡng sinh giúp ta cân bằng lại cũng rất tốt.
 
Ngoài việc cân bằng giữa thể chất và tinh thần thì việc cân bằng âm dương cũng là một yếu tố trong DSTT. Âm dương ở đây không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp như trời là dương, đất là âm mà chỉ hai trạng thái đối nghịch, hai cực, luôn tương tác theo quy luật âm dương ngũ hành của tạo hóa như nóng (dương), lạnh (âm); màu đỏ (dương), màu đen (âm); nam (dương), nữ (âm); vui (dương), buồn (âm); ngay cả thực phẩm cũng có khái niệm âm, dương như thực phẩm có màu đỏ là dương, có màu đen là âm… Để có sức khỏe ta phải giữ quân bình âm, dương. Ví dụ, phải giữ mình không quá vui cũng không quá buồn. Việc buồn tủi triền miên sinh bệnh thì lịch sử đã quá nhiều, nhưng quá vui sinh bệnh cũng không phải chuyện hiếm. Chẳng hạn như vui vì trúng số độc đắc dẫn đến mắc chứng tâm thần xảy ra không ít trên thế giới. Như vậy, DSTT chăm sóc con người ở cả hai phần thể xác và tinh thần, đúng như tên gọi của bộ môn “Dưỡng sinh Tâm Thể” luôn chú ý tới sự quân bình âm dương, lối sống lành mạnh, hướng thiện và những tác động vào các huyệt đạo. Đó là cơ sở giúp con người có thể lành bệnh và sống khỏe mạnh.
TS. Đặng Kim Nhung (SN 1945) là người yêu thích các hoạt động khoa học từ nhỏ và đã công tác lâu năm trong lĩnh vực này với trên 20 công trình nghiên cứu được công bố trên các Tạp chí uy tín về các lĩnh vực: Toán Cơ, Kinh tế, Xã hội, Giới và phát triển, Dưỡng sinh và Tinh thần học. Bà bắt đầu nghiên cứu DSTT sau khi trải nghiệm chữa bệnh từ chính bản thân. Đó là vào đầu năm 1996, chỉ sau 8 ngày tập dưỡng sinh tại viện DSTT (số 8, ngõ 48, Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), căn bệnh dị ứng không rõ nguyên nhân quái ác của bà đã thuyên giảm rõ rệt và mươi ngày sau thì chấm dứt hẳn và duy trì kết quả cho tới nay. Hiệu quả bất ngờ này đã kích thích trí tò mò khoa học của bà và dẫn bà đến sự nghiệp gần 20 năm nghiên cứu DSTT. Sau nhiều năm nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các hướng dẫn viên và học viên DSTT, TS. Đặng Kim Nhung đã hoàn thành cuốn sách “Năng lượng tình thương”, trong đó đưa ra những cơ sở rất thuyết phục về phương pháp DSTT dưới góc nhìn khoa học về vũ trụ và con người.
 
 
Tập thể, cá nhân có nhu cầu tham gia tập luyện DSTT hoặc tổ chức các CLB DSTT xin vui lòng liên hệ theo form dưới đây:
Các bài viết khác