Logo Banner
 
Tin tức - sự kiện
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG DSTT CẢ NƯỚC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
(Ngày đăng: 19/11/2014 - Lượt xem: 1281)
Năm nay - 2014, bước sang tuổi 19, DSTT, với sự chuẩn bị hành trang cho mình từ 2013 đã vượt lên mọi khó khăn bằng những nỗ lực và cố gắng rất lớn, qua 19 báo cáo từ các cơ sở của 12 tỉnh, thành phố đã bộc lộ khá rõ đặc điểm nổi bật mang tính truyền thống, bản chất của DSTT

I/ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA PHONG TRÀO DSTT TRONG CẢ NƯỚC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014.

Năm nay - 2014, bước sang tuổi 19, DSTT, với sự chuẩn bị hành trang cho mình từ 2013 đã vượt lên mọi khó khăn bằng những nỗ lực và cố gắng rất lớn, qua 19 báo cáo từ các cơ sở của 12 tỉnh, thành phố đã bộc lộ khá rõ đặc điểm nổi bật mang tính truyền thống, bản chất của DSTT, đó là:

1/ Phong trào vẫn tiếp tục phát triển theo bề rộng không chỉ ở nơi mới (Điện Biên, Lai Châu, Quảng Bình…) mà ở cả những nơi đã có tổ chức DSTT từ đầu (Đắc Lắc, Phú Thọ, Phú Yên),

2/ Sự phát triển mở ra theo hướng các điểm tập gia đình khá mạnh mẽ (Phú Thọ, Sóc Sơn - Hà Nội),

3/ DSTT đã tự mình bước đầu vươn lên tầm cao tri thức - bắt đầu đi sâu vào bản chất khoa học về DSTT. Thông qua các hội thảo khoa học và tập huấn được chuẩn bị khá kỹ lưỡng (Phú Thọ).

4/ DSTT mở ra khá mạnh mẽ các điểm tập mới đồng thời với biến cố lịch sử trọng đại của địa phương - kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên, Lai Châu); với những địa phương mà tên tuổi đã đi vào lịch sử đất nước Quận Gò Vấp, chợ (gần sân bay Tân Sơn Nhất) lần đầu tiên tại đây - thành phố Hồ Chí Minh có 3 điểm tập…

5/ Hiệu quả bùng nổ của phương pháp DSTT sau gần 10 năm Má Hai Hương qua đời đối với sức khỏe cộng đồng đặc biệt gây dư luận tích cực tạo nên nhu cầu của quần chúng trong nhiều tỉnh: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Thuận, Long An,…mong muốn được phương pháp DSTT giúp đỡ, đòi hỏi DSTT phải khẩn trương đào tạo đội ngũ HDV nhiều và mạnh mới có thể đáp ứng.

6/ Những hoạt động thầm lặng mà sục sôi với những cố gắng rất lớn từ 48 Trần Duy Hưng không thể hiện qua bất cứ báo cáo nào, nhưng đã là những nội dung cơ bản mang tầm chiến lược khá sâu sắc đến các cơ sở trong những tháng đầu 2014.

7/ Bên cạnh những đặc điểm nêu trên, các báo cáo cũng cho thấy phong trào DSTT ở các nơi còn chưa đều: (Về công tác tổ chức tại cơ sở, về phương pháp tập luyện, về hiệu quả tập luyện đối với sức khỏe cộng đồng, về nhận thức bản chất khoa học của phương pháp, về tình trạng chưa huy động hết lực lượng HDV cho phát triển phong trào…). Điều này có thể gắn với một số yếu tố chủ quan và khách quan (khả năng chỉ đạo của Ban lãnh đạo Viện với cơ sở còn những mặt hạn chế do tuổi cao: chưa kịp thời, thiếu sâu sát, chưa thường xuyên…). Phương pháp DSTT về kỹ thuật vận hành không khó nhưng bản chất khoa học khá khó - hiểu biết và sự phổ cập phương pháp này vào đời sống cộng đồng đến đâu, ở đâu, như thế nào là phù hợp nhất là tốt nhất? vẫn còn đang là câu hỏi ở phía trước; chưa xây dựng được quy chế thống nhất trong đào tạo HDV. (Đội ngũ HDV có căn duyên khác nhau, sự phấn đấu cũng khác nhau… trên các nơi khác nhau, thậm chí ngay trong cùng một địa phương cũng khác nhau… dẫn đến những đóng góp cho phong trào cũng khác nhau...).

          Để hiểu rõ những đặc điểm nổi bật trên đây chúng ta hãy tóm lược từ 19 báo cáo của các cơ sở và từ thực tế chỉ đạo của Viện Nghiên cứu và ứng dụng DSTT T.Ư (48. Trần Duy Hưng) để hình dung DSTT qua 6 tháng đầu 2014 đã đạt được những gì và những gì còn chưa đạt được (những nơi không có báo cáo gửi về hoặc có báo cáo nhưng rất chung chung sẽ không có số liệu trong báo cáo này.

          II/ NHỮNG NỖ LỰC VÀ NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐƯỢC:

* Cho đến 15/8/2014 đã có 19 báo cáo của DSTT 12 tỉnh (TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Phú Thọ, Điện Biên Phủ, Phú Yên, 48 Trần Duy Hưng Hà Nội, Quảng Bình, Phú Cường Sóc Sơn - Hà Nội, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Lào Cai, Hưng Yên, Lai Châu và 01 báo cáo của Hội người cao tuổi huyện Tân Uyên. Các báo cáo, một lần nữa đã khẳng định lại: DSTT, trong thực tế, đã sống trong lòng dân, đã trở thành nhu cầu tập luyện mang lại hiệu quả thiết thực giúp nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật trên mọi miền đất nước với mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính vì vậy ở nhiều địa phương lãnh đạo chính quyền, đoàn thể các cấp, đặc biệt là Hội người cao tuổi đã vào cuộc: Đã ủng hộ, nâng đỡ, tạo mọi điều kiện để DSTT thể hiện tính ưu việt của mình trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân (Đăk Lăk, Phú Thọ, Quảng Bình, Điện Biên, Lai Châu,… Trong số này có 12 báo cáo nêu rõ kết quả cụ thể qua các nhân chứng điển hình (xem phụ lục 1).

* Theo số liệu thống kê không đầy đủ từ trong 19 báo cáo của 6 tháng đầu năm, DSTT đang hoạt động tại 158 điểm tập của 4 Hội DSTT, 38 chi hội và 6 CLB với số lượng học viên dao động từ 11.408 người đến 16.884 người, trong số đó có 3176 đã là hội viên của DSTT. Đội ngũ HDV DSTT là 293 người hoạt động chính thức thường xuyên ở các điểm cùng với 4 HLV và 7 TNV.

* Tỷ lệ người đến với DSTT khỏi bệnh vẫn ổn định từ 55-100%.

* Các bệnh về thần kinh từ 75-80% (Khánh Hòa, Phú Yên, Phú Cường Hà Nội, Đắc Lắc, Lai Châu…).

* Xương khớp: 70-85% (Phú Cường, Quảng Bình, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Lai

   Châu).

* Da liễu trên 1/5 (46% ca khỏi bệnh: Phú Yên).

1/ Sự phát triển bề rộng điển hình là DSTT tỉnh Đắc Lắc với 7200 người bệnh tăng trong 6 tháng đầu 700 người tập hàng ngày tại 142 điểm (tăng thêm 4 điểm), trong số đó có 2400 hội viên (tăng 100 hội viên) sinh hoạt trong 4 hội cấp huyện (tăng 2) và 28 chi hội (tăng 4), với 186 HDV  (tăng thêm 12 HDV). Kết quả đã giúp cho 1700 người khỏi các loại bệnh: thần kinh, tim mạch, xương khớp, huyết áp…từ 70 đến 100% (xem phụ lục 1 nhân chứng chỉ từ 1 xã Hòa Thuận của Đắc Lắc). Tại Tân Thanh - Mường Thanh - Điện Biên Phủ DSTT mới thành lập ngày 22/2/2014 đã có từ 150 đến 200 người tập do các HLV Nguyễn Bồi, HDV Nguyễn Thị Nhẫn cùng một số HDV mới từ người bệnh, ngay trước đó ít lâu, dẫn tập đã đưa lại kết quả rất tốt (xem phụ lục 1): không ngoại lệ, tại Tân Uyên - Lai Châu mới chỉ sau 20 ngày tập (mở lớp đầu tiên 10/5/2014) đã thu hút đồng bào đến tập ngày 2 buổi sáng, chiều từ 260 đến 310 người . Kết quả sức khỏe người bệnh chuyển biến rất tốt (xem phụ lục 1) từ người bệnh đã có hơn 20 người tình nguyện phấn đấu trở thành HDV cho cơ sở. /p>

2/ Khi sinh thời, Cố Giám đốc Trưởng môn - Tôn Nữ Hoàng Hương (Má Hai Bình Định) vẫn thường nhắc nhở nhiều lần về một trong những phương hướng quan trọng và lâu bền của phát triển DSTT - đó là các điểm tập gia đình chúng ta chẳng mấy khó khăn gì để nhìn ngay thấy không chỉ trong 6 tháng qua mà trong suốt quá trình nhiều năm qua. Có thể nêu một vài cơ sở đã đi theo hướng này. Điển hình là tỉnh Phú Thọ nơi đã được Má Hai gây dựng từ ngày đầu ra Bắc, vượt lên rất nhiều khó khăn Phú Thọ đã phát triển khá ổn định, vững chắc và rất hiệu quả. Tuy chỉ mới có 9 điểm tập với số học viên (ra, vào) chừng 400 người thường xuyên tập hàng ngày suốt nhiều năm qua, còn có số học viên luyện tập thường xuyên trong các điểm tại gia đình từ 600 đến 800 người. Nhưng hiệu quả thì đặc biệt xuất sắc đang gây chấn động đến nhiều tỉnh phía Bắc (xem phụ lục 1). Cũng hình thái này là CLB DSTT xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội mặc dù mới hình thành từ 2012 với số người tập tại điểm gần 100 người nhưng tại điểm tập gia đình là hơn 300 người, và hiệu quả với sức khỏe cộng đồng cũng khá tốt.

3/ Trong nhiều năm qua chúng ta vẫn thường nghe thấy một vài ý kiến bên ngoài không chính thức rằng DSTT, về nhận thức khoa học tốt, mới chỉ thấy ở “trên cao” - Viện DSTT TW - Bằng chứng là ở đó thường xuyên (5 lần) tổ chức các cuộc hội thảo tại Thủ đô Hà Nội về cơ sở khoa học của lĩnh vực này - ý kiến này ngày càng không đứng vững theo đà phát triển của DSTT. Chúng ta đã dự những hội thảo khoa học nội bộ ở cơ sở như ở tỉnh Phú Yên, Đắc Lắc (trước đây) và tháng 6/2014 vừa qua một cuộc hội thảo lần thứ 2 hẹp chỉ nội bộ - các HLV và HDV trong tỉnh Phú Thọ, nhưng đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ vài năm gần đây và đã thật sự có ấn tượng sâu sắc và tác động khá mạnh đến nhận thức khoa học của những người ngày ngày đang làm nên những điều huyền diệu với sức khỏe cộng đồng - HDV DSTT của tỉnh Phú Thọ. Trong báo cáo này chúng tôi muốn chuyển đến các tổ chức DSTT toàn quốc một thông điệp là tổ chức DSTT tỉnh Phú Thọ, bằng nỗ lực của tập thể đội ngũ HLV và HDV, của tập thể Ban lãnh đạo DSTT tỉnh dưới sự chỉ đạo khá chặt chẽ và đầy trách nhiệm của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Phú Thọ, cùng các cơ quan lãnh đạo địa phương, sau một thời gian dài trải nghiệm phương pháp DSTT trên đất Vua Hùng đã chuyển mình, tự nâng lên một tầm cao mới của khoa học về DSTT. Sắp tới - tháng 10/2014 - chúng ta sẽ lại có cơ hội lần thứ 3 được dự hội thảo khoa học theo chuyên đề sâu hơn - “DSTT - một phương pháp tập luyện nâng cao sức khỏe đẩy lùi bệnh tật - phát huy tỉnh nhân văn - góp phần xây dựng nhân cách” - chúng ta chờ đón và chúc cho hội thảo của DSTT Phú Thọ thành công tốt đẹp - chúng ta mong và đón chờ những hội thảo tương tự ở ĐắcLắc, Bình Định, Phú Yên,… và cũng chính là điều này, khi sinh thời Má Hai luôn nhắc nhở chúng ta phải vươn tới, phải khẳng định trước toàn xã hội rằng DSTT là một môn khoa học đích thực - khoa học đỉnh cao của thời đại - khoa học về năng lượng sinh học, năng lượng tình thương trong con người để chữa bệnh cho mình.

4/ Trong những tháng đầu năm nay đất nước chúng ta gặp vô vàn khó khăn trong mọi lĩnh vực của đời sống, chính trị và an ninh Tổ quốc. Hoạt động của DSTT vừa thầm lặng mà quyết liệt, dù chưa được đứng chính thức trong bất kỳ cơ quan tổ chức nào của Nhà nước (!) Nhưng dù là gì, dù thế nào chúng ta cũng vẫn tự tồn tại như một bộ phận cấu thành của đất nước. Chính vì vậy nhịp sống của đất nước luôn tác động và ảnh hưởng đến chúng ta - Chính bởi mối liên hệ này chúng ta DSTT luôn lấy TÂM làm gốc, đã không chỉ tồn tại mà còn phát triển (!). Sự ra đời của tổ chức DSTT giữa lòng TP. Hồ Chí Minh với 3 điểm tập tại Quận Gò Vấp và khu vực chợ gần sân bay Tân Sơn Nhất do TS. Đặng Trang Viễn Ngọc phụ trách - tuy mới bước đầu nhưng thật sự là niềm vui lớn, là kết quả nỗ lực rất lớn của HLV - Phó Viện trưởng Huỳnh Mỹ Cang (Phụ trách các tỉnh chưa có tổ chức DSTT), trong nhiều năm qua với sự cùng góp sức của các HDV Huỳnh Thị Quyên, Nguyễn Văn Tiễn (Đồng Nai), Huỳnh Thị Bộ, Phạm Chín.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của các đ/c Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo huấn luyện Nguyễn Trần Mý và Huỳnh Mỹ Cang đã đưa DSTT đến Lào Cai mấy năm trước; nhờ những nỗ lực của HDV Nguyễn Thị Nhẫn và sự hỗ trợ một lần nữa của HLV Nguyễn Bồi, để rồi từ đó mở ra ở Lai Châu và Điện Biên trong những thành tựu rất bất ngờ cả về tổ chức và kết quả đối với sức khỏe trong 6 tháng đầu năm 2014. (xem phụ lục 1- các nhân chứng). Điều này khẳng định: DSTT vẫn đang trong phát triển và trưởng thành khá mạnh mẽ tại những nơi quan trọng của đất nước.

5/ Hoạt động của Ban Lãnh đạo Viện DSTT - thầm lặng nhưng không kém phần quyết liệt trong một số việc mang tính chiến lược cấp bách và kịp thời giúp cho phong trào DSTT toàn quốc trở nên sôi động hơn vững vàng và tự tin hơn trong hoạt động của mình ngay từ ngày đầu 2014:

* Việc thứ nhất: đó là sự ra đời của 3 tập phim: “Huyền thoại Má Hai Hương”, “DSTT tuổi 20” và “DSTT đến với Điện Biên” do HDV - Đại tá Đạo diễn Phan Văn Kiều đề xuất và hoàn thành với những cố gắng và tình yêu lớn với DSTT trong sự ủng hộ và cộng tác tích cực của toàn Viện DSTT.

* Việc thứ hai: đó là sự làm việc nghiêm túc công phu đầy trách nhiệm và khá dài hơi của TS. Viện phó Đặng Kim Nhung trong việc nghiên cứu thực trạng vấn đề kinh tế tại 48 Trần Duy Hưng, để từ đó rút ra và kiến nghị những điều rất bổ ích nhằm hoàn thiện phương cách thu chi “làm từ thiện và sống nhờ từ thiện” (theo cách nói phổ thông) - “Không vị lợi nhuận” (nói theo khoa học) sao cho vẫn hoàn toàn phù hợp với loại hình hoạt động từ thiện rất đặc biệt của riêng DSTT mà vẫn bảo toàn tính trong sáng, minh bạch rõ ràng - là bản chất vốn có của DSTT!

* Việc thứ ba: TS. Trương Thị Thảo - Phó Viện trưởng Viện DSTT, đã có quyết định tức thì xuất bản cuốn “DSTT - phương pháp tập luyện cơ bản” (TS. Trương Thị Thảo chủ biên, chỉ đạo thực hiện Giám đốc - Trưởng môn Bà Nguyễn Thị Hương), vào thời điểm lịch sử ngày Sách Việt Nam 21/4/2014 (NXB Lao động quý II/2014) bằng nguồn kinh phí cá nhân, để biếu tặng. Từ đây cuốn “DSTT - phương pháp tập luyện cơ bản” được giới xuất bản chính thức công nhận là một ấn phẩm khoa học có giá trị và cùng với cuốn sách dịch của mình: “Những phương thức phục hồi sức khỏe theo tự nhiên”, DSTT lần đầu tiên đã góp hai đầu sách này trong ngày hội Sách Việt Nam (21/4/2014) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và tại Hoàng Thành Thăng Long từ ngày 26 tháng 9 đến 02 tháng 10/2014 nhân dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ Đô, thực sự đóng góp vào dòng sách Dưỡng Sinh chữa bệnh không dùng thuốc còn đang rất nhỏ bé ở trong nước nói riêng và trên Thế giới nói chung. TS. Đặng Kim Nhung - Phó Viện trưởng, Trưởng ban khoa học Viện DSTT với đầu sách “Năng lượng tình thương”xuất bản 2011, sang đầu năm 2014 vẫn thu hút được nhiều bạn đọc đặc biệt là người bệnh trí thức bởi những giải thích khá gần gũi với bản chất khoa học của phương pháp DSTT. Tất cả đã góp một phần nhỏ củng cố niềm tin của hoạt động DSTT ngày hôm nay.

* Việc thứ tư: Ngày 02/3/2014 - Nhà báo Từ Ngọc Lang đầy nhiệt tình với DSTT đã nhanh chóng hội nhập để ra mắt trang mạng về DSTT - nơi giới thiệu, nơi chia sẻ và trao cho cộng đồng những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe mọi nhà, đã thật sự thu hút sự chú ý và tìm đến DSTT của nhân dân thời gian qua ngày một nhiều hơn.

* Việc thứ năm: Ban Lãnh đạo Viện DSTT T.Ư đã thống nhất và mạnh dạn đề bạt bổ sung kịp thời Đại tá, đạo diễn, HDV DSTT Phan Văn Kiều làm Phó Viện Trưởng Viện DSTT TW vào đúng lúc hoạt động của Viện cần làm rất nhiều việc khi mà tuổi đời của nhiều thành viên Ban Lãnh đạo khá cao, sức khỏe lại đã đi xuống. Điều này sẽ mở đầu cho chủ trương sắp tới cần bổ sung thêm nhiều nữa cán bộ của Viện từ các cơ sở trong cả nước vào Ban Lãnh đạo của Viện TƯ, để sẽ hình thành một Ban Lãnh đạo mới mạnh mẽ, trẻ trung ngang tầm với sự phát triển DSTT sau tuổi 20!

* Việc thứ sáu: Sự xuất hiện chính thức cuốn “DSTT - phương pháp tập luyện cơ bản” do NXB Lao Động phát hành cùng những ấn phẩm khoa học liên quan đến phương pháp DSTT, đồng thời với hiệu quả tốt đẹp của phương pháp DSTT trong việc phục hồi sức khỏe chữa lành bệnh cho nhiều người, đã tác động tích cực đến một số học viên trí thức trẻ của DSTT - xuất hiện những nguyện vọng khát khao muốn đưa phương pháp DSTT của Việt Nam ra Quốc Tế! Lãnh đạo Viện rất hoan nghênh những ý tưởng rất thiện chí và thành tâm này. Chúng ta coi đây là sự khích lệ, sự ghi nhận của quần chúng để đội ngũ HLV và HDV DSTT cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa trong rèn luyện TÂM ĐỨC sao cho sớm đủ sức mạnh, đủ tầm vóc đón nhận hội nhập Quốc Tế khi thời cơ đến.

* Việc thứ bảy: Thể theo nguyện vọng của phong trào DSTT cả nước, ba đ/c trong Ban Lãnh đạo Viện là: Viện trưởng, Đại tá TS. Nhạc sỹ Doãn Nho; Phó  Viện trưởng, Đại tá, nguyên Cục phó Cục An ninh Quân đội Nguyễn Trần Mý và Phó Viện trưởng, Đại tá, biên kịch kiêm đạo diễn xưởng phim Quân đội Phan Văn Kiều, đang cố gắng hết tâm sức để tiếp cận với các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước đề nghị khen thưởng xứng đáng công lao Cố Giám đốc Trưởng môn Tôn Nữ Hoàng Hương nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập DSTT  vfa ngày giỗ 10 năm của Bà (2015).

* Việc thứ tám: Hoạt động của Viện DSTT tại một số điểm tập của Hà Nội (HDV Đỗ Thị Bích Vân, Phó Viện trưởng TS. Trương Thị Thảo, 48 Trần Duy Hưng) , Bắc Ninh (HDV Nguyễn Thị Sổ), Lai Châu, đã giúp nhiều người dân thoát khỏi bệnh tật hiểm nghèo, nhờ vậy mà đã thu hút được nhiều tấm lòng thiện tâm đóng góp vật chất để từng bước sửa sang trụ sở mượn tạm - 48 Trần Duy Hưng - đang quá xuống cấp trở nên sạch sẽ khang trang hơn. Lãnh đạo Viện chân thành cảm ơn sự đóng góp trên của các học viên và ghi nhận công lao của đội ngũ HLV, HDV các nơi trên. Nhân dịp này Ban Lãnh đạo Viện cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ rất hiệu quả của cơ quan lãnh đạo tỉnh Phú Thọ qua 3 lần hội thảo khoa học và tập huấn, sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên với sự ra mắt của DSTT tại đây.

          Tóm lại, những việc chúng ta đã làm được (tuy chưa nhiều) vào đầu năm thứ 19 – năm 2014 – trước thềm tổng kết DSTT 20 tuổi và kỷ niệm 10 năm Má qua đời – 2015, một lần nữa, khẳng định: dù đã gặp muôn vàn khó khăn gian khổ, DSTT vẫn đang vững bước phát triển đúng hướng, chính bởi, tuyệt đại đa số các tổ chức cơ sở của DSTT; các HLV và HDV toàn quốc vẫn thường xuyên rèn luyện và giữ được chữ TÂM trong sáng theo phương châm hành động của mình là “TÂM LÀNH, THÂN LÀNH, NGÔN LÀNH”.

 

III/ NHỮNG ĐIỀU CÒN CHƯA LÀM ĐƯỢC:

Qua 19 báo cáo và hơn thế qua thực tiễn hoạt động của DSTT, bên cạnh những việc đã làm được nêu trên chúng ta thấy còn khá nhiều điều quan trọng mà chúng ta chưa làm được. Nên chăng, trong dịp này chúng ta cần suy nghĩ nhiều đến cách khắc phục để bước vào tuổi 20 với TÂM THỂ và hiệu quả không chỉ lớn hơn, mà còn bền vững hơn để thiết thực trả nghĩa và tri ân những gì chúng ta được thừa hưởng từ di sản Má Hai Hương để lại cho mình (?).

 

          1: Về đặc điểm quá trình phát triển phong trào DSTT:

* Đắc Lắc: luôn là nơi in đậm, có thể nói là đặc điểm của DSTT từ ngày đầu thành lập, trải qua chặng đường dài vẫn mạnh mẽ, rồi lắng xuống và lại bật dậy mạnh mẽ hơn với 22 động tác tập sinh động với mọi học viên trên mọi địa bàn trong tỉnh. Tuy vậy, nếu Đắc Lắc có thêm thống kê kết quả cụ thể (so với cách tập tự do có tác động) trên địa bàn toàn tỉnh về những bệnh trọng qua nhân chứng điển hình (không chỉ ở một xã Hòa Thuận), chắc chắn tính thuyết phục sẽ được khẳng định.

* Nam Định: bung ra những điểm tập lớn từ những ngày đầu với hàng vài trăm tới nghìn người tập lan nhanh từ huyện này đến huyện khác, xã này sang xã khác với những thành tích gây xúc động mạnh mẽ - rồi dừng lại và thôi luôn để lại duy nhất bây giờ một HLV địa phương, hoạt động tắt dần không có báo cáo thành tích!

* Bắc Ninh: cửa ngõ phía Bắc Hà Nội - DSTT về giữa lòng thành phố rồi tỏa đi ra các vùng nông thôn xung quanh gần 2 năm để lại những kết quả tốt đẹp…rồi cũng lụi dần- còn duy nhất một HDV nhưng vẫn thầm lặng ngày đêm hoạt động vẫn cho những kết quả tốt và luôn có đóng góp vật chất để xây dựng Viện. Tuy vậy phong trào vẫn chưa bật dậy được.

Ban Lãnh đạo Viện, các HLV và HDV giỏi, đã có bao giờ đi xuống tìm hiểu vì sao hai tỉnh Nam Định và Bắc Ninh phong trào dừng lại như vậy? những bài học cần rút ra ở đây là gì? và phong trào có thể phục hồi lại được không?.

* Phú Thọ: là tỉnh giáp đầu phía Bắc đến với DSTT từ những ngày đầu của 1995. Hoạt động thầm lặng kiên nhẫn vượt qua nhiều gian nan về tổ chức và chưa khi nào rộn ràng - nhưng duy trì phong trào liên tục cho đến hôm nay: Khởi sắc không phải bằng số đông ồ ạt vẫn cách tập cũ không động tác mới nào mà đi vào chiều sâu - bản chất của DSTT, đang có ảnh hưởng khá lớn thu hút sự quan tâm của xã hội về sự trợ giúp sức khỏe cho con người. Nhưng tại sao nơi này lại vận dụng thêm chỉ 7 động tác mà không phải 20 vào cách tập tự do từ đầu năm 2014?

* Hưng Yên (Thôn Chi Long, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ): sát nách Hà Nội - 2012 nổi lên như cồn, hàng 500-600 người tập hiệu quả khá tốt, những điển hình đầy ấn tượng - thu hút sự có mặt hầu như toàn Ban Lãnh đạo Viện ở Hà Nội cả Liên hiệp UIA đến.. rồi cũng qua đi nhanh chóng - năm 2013 còn lại 20 người tập - năm 2014 tăng lên được 45 người (thêm 25 người) mặc dù tại đây vẫn đưa 5 động tác cũ của HDV Nguyễn Thị Nhẫn và sau này cộng thêm 20 động tác? “tập rất đúng đều và nhuần nhuyễn” (!)

* Phú Cường (Sóc Sơn - Hà Nội): hình thành tổ chức DSTT cùng thời gian với Chi Long - vẫn duy trì tập theo cả phương pháp cũ - tập tự do (15 phút bắt buộc với tất cả học viên – sau đó tự xoa vỗ để chữa bệnh cho mình (theo HLV Nguyễn Thọ Khôi và HDV Mạch Thị Chuyên) và cả động tác (5 động tác theo HDV Nguyễn Thị Nhẫn cộng 20 động tác  phần mềm của Viện ai thích và có thể thì tập. Đầu năm 2014 vẫn duy trì khoảng 400 người tập (trong đó trên 300 người tập tại nhà và trên 80-100  người tập tại điểm tập trung và kết quả chữa bệnh tốt).

Nêu lên một số ví dụ trên, chúng tôi mong muốn các báo cáo sắp tới, các cơ sở cần nhìn thẳng vào thực tế phát triển phong trào DSTT của mình để khẳng định rõ yếu tố TÂM trong phương pháp của chúng ta, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất (xem “DSTT - phương pháp tập luyện cơ bản” - 12 năm 1997) - chi phối, dẫn dắt, xuyên suốt (mà không phải chỉ là động tác) qua quá trình vận hành phương pháp, đã được mỗi cơ sở, mỗi HLV, và HDV hiểu sâu sắc và thực hiện đến đâu khi tác động vào người bệnh - là bản chất của phương pháp.

 

2) Về yếu tố vật chất để duy trì và phát triển phong trào. Trong số 19 báo cáo từ cơ sở có 7 báo cáo (xem biểu 1 về thu chi theo phương châm “làm từ thiện và sống nhờ từ thiện”)  (Lào Cai: 4 và 2 của Sóc Sơn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) đã ghi rõ nguồn thu ổn định từ học viên để duy trì hoạt động DSTT tại cơ sở và một báo cáo của CLB DSTT Đồng Sơn -  Quảng Bình trong tháng 6/2014 (xem biểu) còn lại không có báo cáo (?). Trong khi đó nhiều báo cáo lại nêu lên đời sống rất khó khăn của HLV và HDV – tiền xăng xe đi làm điểm xa, bồi dưỡng sức khỏe HLV và HDV … kể cả những cơ sở không những có tổ chức ổn định có phong trào mạnh mẽ rất điển hình như Đắc Lắc (với trên 100 điểm tập trên 7000 học viên thường xuyên tập, với 28 chi hội và 4 hội cấp huyện hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh …) và Phú Yên – lại không có kinh phí để chi ngay cả bút chì viết, giấy để in ấn…HLV và HDV của chúng ta đi phát triển điểm tập từ tỉnh xuống huyện, xuống xã và ngược lại, rồi đi làm tại cơ sở hàng ngày bằng nguồn kinh phí nào? Có hay không? Nếu có thì nguồn từ đâu? chi ra sao? nếu không thì HDV khắc phục bằng cách gì để sống và hoạt động cho phát triển phong trào? Liệu chúng ta có nên duy trì cách sống và làm việc kiểu này, mãi chăng? Chẳng lẽ ta mang theo hành trang này để bước vào tuổi 20 đầy thách thức và đầy triển vọng với DSTT hay sao? Câu hỏi này cần sự trả lời đầy trí tuệ và cởi mở của toàn Viện từ Ban Lãnh đạo TW đến các BGĐ cơ sở, và toàn thể HLV, HDV rằng: Chúng ta đã hiểu sâu sắc chưa và đã tích cực giáo dục vận động quần chúng ra sao để thực hiện phương châm “LÀM TỪ THIỆN VÀ SỐNG THEO TỪ THIỆN”. Từ ngày xưa đã có câu “có thực mới vực được đạo”! các cơ sở nào ít nhiều có thu hút được nguồn kinh phí để duy trì và phát triển phong trào nên chăng cần mở lòng sẻ chia kinh nghiệm cho những nơi còn rất khó khăn (?).

 3) Sự thiếu thống nhất trong vận dụng phương pháp của Bà Hai Hương, ngay cả từ sau 2 đợt hội thảo và tập huấn ở phía Bắc trong năm 2013 cho đến nay, qua các báo cáo và thực tế cách tập vẫn cứ chưa thống nhất (nơi 20 động tác, nơi vẫn 5 + 20, nơi 16, nơi chỉ có 7), có phải là do tính tự do, tự tôn cá nhân quá lớn - là đặc điểm khá nổi bật của đội ngũ HLV, HDV DSTT?

 4) Công tác đào tạo HLV và HDV hiệu quả chưa cao cả về số lượng và chất lượng

5) Công tác truyền thông: từ những tháng đầu năm 2014 đến nay đã rất cố gắng bám sát thực tế đưa tin các kết quả hoạt động của DSTT với sức khỏe cộng đồng nên đã thu hút lôi cuốn nhiều người đến với DSTT, trong số đó có một số nhà báo. Ban Lãnh đạo Viện xin cảm ơn sự vào cuộc của báo giới. Tuy nhiên chúng ta cũng cần đặc biệt lưu ý để công tác truyền thông thể hiện được tính trung thực, tính khách quan, tính trách nhiệm cao khi đưa tin để tránh những hậu quả đáng tiếc như đã xảy ra trong một vài số báo thời gian qua.

6) Các nhược, yếu điểm khác của tổ chức, tùy vào đặc điểm  đào tạo của tổ chức DSTT từ TW tới cơ sở, chúng ta nên để tâm khắc phục dần dần (thông qua những hướng dẫn bổ sung kịp thời của lãnh đạo - các biểu mẫu hướng dẫn kèm theo báo cáo này - phụ lục 2), cùng khiêm tốn nhắc nhở giúp đỡ nhau hoàn thiện từng bước - Vì chẳng ai chê người không biết mà chỉ chê người không chịu học hỏi - Chúng ta không chỉ giúp người khỏi bệnh bằng tấm lòng của chúng ta, chúng ta còn cần có tấm lòng chân thành để học hỏi từ rất nhiều người bệnh uyên bác, giản dị, đa dạng đến với chúng ta.

 

IV. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014.

 

1) Khắc phục những việc chưa làm tốt của 6 tháng đầu năm 2014 và trước đó bằng việc thực hiện, đầy đủ các biểu mẫu hướng dẫn kèm theo báo cáo.

2) Viện phát động:

          -Phong trào đọc, nghiên cứu kỹ lại sách “DSTT - phương pháp tập luyện cơ bản” đã được NXB chính thức - quý II/2014.

          -Tổng kết việc thực hiện phương pháp của Má Hai theo sách này - cũng là báo cáo thành tích để tri ân công ơn của Bà Cố trưởng môn. (theo hướng dẫn).

3) Các cơ sở giới thiệu người (HLV, HDV) tham gia vào Ban Truyền thông của Viện.

4) Các báo cáo năm 2014 (theo mẫu gửi kèm theo) chú ý nhấn mạnh những thành tích và những điều đã làm được và những kế hoạch hướng tới cho năm 2015.

* Báo cáo 6 tháng đầu năm 2014 của Viện gồm:

                                      1/Báo cáo chính.

                                      2/Các phụ lục 1 và 2.  

(Báo cáo này đã được thông qua toàn thể Ban Lãnh đạo Viện 02 lần)

               (Người viết: Viện phó TS. Trương Thị Thảo)                                                         

                                                                         T/L TỔNG GIÁM ĐỐC UIA                         

                                                VIỆN TRƯỞNG VIỆN DSTT

                                      

 

 

                                                TS. Nhạc sỹ Doãn Nho

 

Tin tức khác