Logo Banner
 
Báo cáo tổng kết hoạt động DSTT 1995 - 2005
BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG DƯỠNG SINH TÂM THỂ 1995 - 2005
(Ngày đăng: 21/12/2013 - Lượt xem: 6445)
Tính từ tháng 8/1995 khi má Hai Hương được mời ra Hà Nội và cho tới tận hôm nay, DSTT vẫn tồn tại như một đề tài nghiên cứu (mặc dù không có dù chỉ một đồng kinh phí)

BÁO CÁO TỔNG KẾT

HOẠT ĐỘNG DƯỠNG SINH TÂM THỂ

1995 - 2005

 

I. VÀI NÉT TỔNG QUAN

Luyện tập để khỏi bệnh là phương pháp đã có tự ngàn xưa, và ngày càng phát triển trên phạm vi toàn châu lục, mà trước hết phải kể đến Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ với các môn như: Khí công; Thái cực quyền; Trường sinh đạo, Yoga; RjaYoga, Thiền, … Các nước ở châu Âu, châu Mỹ,  từ cuối thế kỷ thứ 20 cho tới nay cũng phát triển khá mạnh mẽ  các phương pháp nổi tiếng đã đi vào truyền thuyết này, ngoài ra còn phát triển các phương pháp như chữa bệnh bằng Ánh Sáng[1] (Guerir Par la Lumiere), chữa bệnh bằng Năng lượng Nhân Thể[2] (Magnetisme et de Sophomagnetisme)… Cũng như các nước khác, Việt Nam cũng coi trọng việc tập luyện để chữa bệnh, đặc biệt trong thời gần đây, phong trào phát triển khá rầm rộ, như phương pháp nhân điện của Vũ Gia Hiền, Nguyễn Đình Phư; Tĩnh công của Hoàng Vũ Thăng, Tâm năng Dương sinh của Nguyễn Văn Triều…, Dưỡng Sinh Tâm Thể của má Hai Hương, tức Tôn Nữ Hoàng Hương làm trưởng môn và cũng là người khởi xướng. Trên thực tế, phương pháp tập luyện này đã có tự rất lâu, có thể coi nó là một gia sản vô giá của dân tộc ta. Tuy nhiên, cho tới tận 21-8-1995 nó mới chính thức ra đời tại Hà Nội với tên Trung tâm nghiên cứu ứng dụng DSTT. Người có công đầu cho sự kiện trọng đại này, là Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học, công nghệ, tin học ứng dụng UIA, Ông Vũ Thế Khanh.

Nét chung của mọi phương pháp dưỡng sinh là hướng thiện. Tuy nhiên, DSTT không chỉ dừng ở mức hướng thiện, mà đặt vị trí của chữ “Tâm” lên địa vị độc tôn, tức trên hết và trước hết. DSTT theo má Hai Hương là nuôi dưỡng “Tâm”, “Thân”, tức “Tâm” trước, “Thân” sau. Trong  luyện tập DSTT thì “Tâm”, “thân ” hoà quyện vào nhau, để được khoẻ mạnh, người tập luôn phải giữ được sự quân bình giữa rèn luyên phần “Tâm” và phần “Thể”, nhưng yếu tố dẫn dắt vẫn là cái “Tâm lành”. Tâm lành được  hiểu theo nghĩa, con người biết sống trong sạch, sống trung thực, sống khiêm nhường, sống yêu thương vị tha, biết sống và làm việc một cách hợp tác, biết hy sinh vì cái chung , uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. DSTT phù hợp với tất cả những ai có “Tâm lành” , không phân biệt già, trẻ, trai, gái, giàu, nghèo, sang, hèn. Không phân biệt dân tộc, màu da, phong tục tập quán, cũng không phân biệt tín ngưỡng. Má Hai thường nói, cái đạo mà chúng ta phải tuân theo đó là đạo làm người.

 

II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 10 NĂM CỦA DSTT  ( 1995-2005)

Thật ra, khó có thể xác định thật rõ ràng, phương pháp luyện tập để khỏi bệnh này đã có tự bao giờ, có thể là nó đã có trên 30 năm hay còn lâu hơn nữa, nhưng như Má Hai Hương, thủa sinh thời đã từng nói, “Tôi không quan tâm rằng phương pháp này có tự bao giờ, nhưng có điều chắc chắn rằng, nó rất hiệu quả, có ích cho dân và tôi cứ làm miết. Tuy vậy, chỉ từ khi ra Hà Nội, nó mới chính thức được đặt tên và bắt đầu được tính tuổi…” . Chính vì vậy, chúng tôi coi ngày 21/8/1995 là một mốc lịch sử quan trọng của phương pháp, nó đánh dấu chấm hết cho một thời kỳ dài hoạt động tự phát, và đôi khi mang tính huyễn hoặc.

 Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các vị khách quý, thưa toàn thể hội nghị:

Có lẽ, vì tính nhân văn hết sức đáng trân trọng, hiệu quả cao đến khó tin, DSTT đã được nguời Hà Nội và nhân dân trên nhiều miền đất nước đón nhận một cách nồng nhiệt ngay từ những ngày đầu và cho tới tận hôm nay.  Đặc biệt là, nơi nào có DSTT là nơi đó con người không chỉ khỏe mạnh, mà còn có cuộc sống bình yên. Tuy nhiên, nói về  sự phát triển của phong trào tập luyện DSTT trên phạm vi toàn quốc, cần ghi nhận một đặc điểm mang tính lịch sử.  Trung tâm DSTT ra đời 21/8/1995, vì những đặc diểm ưu việt của DSTT như đã nêu trên, nên ngay lập tức đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng. Năm 1995-1998 phát triển một cách rầm rộ. Ngày đó chúng tôi hoạt động theo phương châm “nơi nào dân gọi, dân ngóng, nơi đó có chúng tôi”, mọi vấn đề thủ tục hành chính, không có yêu cầu ngặt nghèo. Đặc điểm này, bên cạnh những khiếm khuyết, lại có ưu điểm là các điểm tập được mở ra nhanh và phát triển như vũ bão.  Thí dụ: năm 1997 tại Hồng Thuận, (Giao Thuỷ, Nam Định), chỉ trong vòng 30 ngày, từ 27/10- 27/11 số người tập đã tăng từ vài chục lúc đầu tới gần 3000 người với trên 6500 ca bệnh; cũng vậy năm 1997 tại Đăclăk chỉ trong một tháng, từ một điểm mở có vài chục người tập, đã phát triển thành 6 điểm tập với số người là gần 4000 người, với trên 8000 ca bệnh. Năm 1998, tại Buôn Hồ, thị trấn Krông-Bông cũng chỉ trong thời gian ngắn, từ một điểm tập phát triển thành 5 điểm tập, với số người từ vài chục lúc đầu tăng tới trên 7000 người với trên 14000 ca bệnh…Từ năm 1999, thực hiện chủ trương của của Hội đồng TW Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, và sự chỉ đạo trực tiếp của Liên hiêp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA), Hoạt động DSTT đi vào chiều sâu, tăng cường công tác NCKH và khá chặt chẽ về thủ tục hành chính. Từ năm 1999, để mở điểm, yêu cầu của dân là chưa đủ, Trung Tâm DSTT chỉ cử hướng dẫn viên (HDV) về hướng dẫn tập luyện theo lời mời chính thức của chính quyền và đảng uỷ địa phương. Mọi việc quản lý hành chính thuộc về chính quyền địa phương. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn và chúng tôi đã thực hiện khá nghiêm túc. Tuy nhiên, theo chủ trương này, mọi việc tập luyện phải được tổ chức một cách bài bản, có sự quản lý chặt của lớp tập, của chính quyền địa phương, nó chấm dứt cho một giai đoạn mà số người tập tăng như sóng cồn. Mặc dầu có những thăng trầm, nhưng vì tính ưu việt không thể phủ nhận, DSTT không những vẫn tồn tại và phát triển một cách vững chắc cho tới tận ngày hôm nay

 

1. Về mặt tổ chức

Mặc dù đây đó vẫn còn những điều chưa thật hoàn tất, nhưng chúng tôi cho rằng về mặt tổ chức trong 10 năm qua, DSTT đã có những bước tiến đáng kể. Cụ thể, 21/8/1995 Trung Tâm DSTT được ra đời tại Hà Nội, mà nay gọi là Trung Tâm DSTT TW, và đây cũng chính là Trung Tâm DSTT đầu tiên của cả nước. Không tiền, không địa điểm, chúng tôi (bao gồm cả Má Hai) chỉ có tấm lòng và niềm tin sắt đá vào sự thành công, và cứ thế vượt qua mọi trở ngại, tiến về phía trước. Đến nay, DSTT đã phát triển rất đa dạng, nó được tồn tại một cách chính thức dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức phổ biến nhất là dạng điểm tập tại các địa phương, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Đây là hình thức tổ chức kiểu chân kiềng, hoặc 3 mũi giáp công: đảng chỉ đạo, chính quyền tổ chức và quản lý, Trung Tâm chỉ chịu trách nhiệm về chuyên môn. Hình thức thứ hai là hình thức Câu Lạc Bộ (CLB) cấp thôn, cấp huyện. Đây là hình thức được triển khai thành công ở rất nhiều nơi, riêng hình thức CLB cấp huyện được hình thành và tổ chức thành công tại Bình Định và Quảng Ngãi. Cao hơn nữa là hình thức Trung Tâm thuộc Tỉnh hoặc sở, đó là trường hợp của Khánh Hòa, Phú Yên:

Năm 2002, DSTT ở Nha Trang, Khánh Hoà, phong trào luyện tập DSTT phát triển mạnh ở Khánh Hòa, được sự giúp đỡ của Sở, DSTT không dừng ở hình thức câu lạc bộ mà phát triển thành Trung Tâm nghiên cứu ứng dụng DSTT của Tỉnh trực thuộc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thành phố và Trung Tâm DSTT Hà Nội. Tương tự như Khánh Hoà, Nha Trang, Câu lạc bộ DSTT Tỉnh Phú Yên phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong nhiều năm qua, năm 2004 đã có đơn xin chuyển thành Trung Tâm DSTT của Tỉnh, tháng 7/2005 nguyện vọng chính đáng này đã trở thành hiện thực. Trong tương lai, rất có thể hình thức này sẽ còn được nhân rộng trên nhiều Tỉnh và thành phố khác

Ngoài các hình thức trên, chúng tôi còn tổ chức lớp tập theo dạng các đề tài NCKH như Lớp tập tại Làng Hữu nghị Việt Nam, Hoài Đức Hà Tây (9/1998-9/2002) với đề tài “ Bước đầu tập luyện DSTT để khắc phục di chúng do nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh”; Hoặc lớp tập 3 tháng tại Trung Tâm phòng chống tệ nạn xã hội Tỉnh Hòa Bình

 Từ năm 2003, DSTT được chính thức mời vào làm việc tại bệnh viện Nhân ái TP Hồ Chí Minh và hoạt động liên tục cho đến cuối năm 2005 thì tạm dừng lại để rut kinh nghiệm. Dù mới là điểm khởi đầu, nó gặp không ít khó khăn và do nhiều lý do, nó chưa mấy thành công, nhưng chúng tôi hiểu đây là một hướng đi đúng đắn, đó là hướng đi của sự hợp tác, chúng tôi tin tưởng rằng nó sẽ được tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai, đặc biệt tại địa bàn Hà Nội

 

2.Về khu vực địa lý:

Về khu vực địa lý, vì tính hiệu quả cao đến khó tin của DSTT, công với đặc tính khá dơn giản xét từ góc độ nào đó của phương pháp DSTT, nên phương pháp này, không biết tự bao giờ, đã đi sâu vào nhiều công đồng dân cư, gần gũi như là cơm ăn, nước uống,và khí trời để thở… , vì vậy, chúng ta khó có thể tính hết những Tỉnh, Thành phố có sự hiện diện của DSTT, dưới dạng những điểm tập gia đình, đặc biệt là khu vực miền Trung Nam bộ. Dưới đây chúng tôi chỉ xin phép thống kê những Tỉnh, Thành phố, mà nơi đó, có các điểm tập, lớp tập, các CLB, các Trung Tâm được chính thức thành lập kể từ 1996 và trực tiếp chịu sự quản lý của Hội đồng TW Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, của Liên hiêp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA), và của Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng DSTT TW. Con số này cụ thể như sau:

Năm 1996 DSTT mới có mặt trên 5 Tỉnh, Thành phố; năm 1997 là 10, năm 1998 là 12; năm 2001 - 2002 là 20; năm 2003-2004 con số này là 22 . Năm 2004-2005 DSTT đã có mặt trên 28 tỉnh, thành phố tính trên phạm vi toàn quốc:

a/ Khu vực phía Bắc có 14 tỉnh thành phố:

 Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên

b/ Khu vực miền nam Trung bộ và khu vực miền Nam có 14 Tỉnh, Thành phố:

Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, ĐăkLắk, Đắc Nông, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tầu, Tây Ninh, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh.

Qua số liệu này chúng ta có thể thấy về mặt địa lý trong 10 năm qua DSTT đã phát triển vững chắc tại khu vực miền Bắc, đặc biệt là khu vực Nam Trung Bộ, khu vực trung Trung bộ và Nam Bộ dường như vẫn còn bỏ trống

.

3. Về số lượng người tham gia luyện tập DSTT

Như đã nêu ở phần trên Từ năm 1999, thực hiện chủ trương của của Hội đồng TW Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, và sự chỉ đạo trực tiếp của Liên hiêp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA), Hoạt động DSTT cần phải đi vào chiều sâu, tăng cường công tác NCKH và khá khắt khe về thủ tục hành chính, số người tập DSTT 1999, 2000, 2001 khoảng trên 7000 người với trên 14 ngàn ca bệnh mỗi năm.  Riêng năm 2002, mặc dù vẫn khá chặt chẽ về khâu tổ chức, nhưng do tính hiệu quả cao và ổn định của DSTT, cộng với sự đóng góp tích cực và hữu hiệu của các cơ quan ngôn luận mà trước hết phải kể đến báo Phụ nữ Thủ đô, báo Công an Nhân dân, báo Nhân dân, báo tuổi trẻ…, ngoài ra, sự ra đời của cuốn sách DSTT đẩy lùi trọng bệnh cũng có những đóng góp khá tích cực, số người tham gia tập luyện DSTT có xu hướng gia tăng Cụ thể, theo con số thống kê chính thức của Trung tâm, tính tới 12/2002, số người tham gia tập DSTT trong năm 2002 là 12675 người (tăng 79% so với năm 2001).  Cũng vậy,  theo số liệu thống kê còn chưa đầy đủ  của Trung Tâm , số người tham gia tập trên phạm vi toàn quốc từ 12/2002 tới 12/2003 là trên 9500 người, với trên 20 ngàn ca bệnh, tức giảm khoảng 25% so với năm 2002, nhưng nếu so với những năm 2001 vẫn tăng khoảng 35%. Cũng theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi[3], số  người tham gia tập DSTT 12/2003-12/2004 là 9312 người với khoảng 18624 ca bệnh thuộc 14 nhóm bệnh của bộ y tế giảm 36% so với năm 2002, nhưng so với thời kỳ thấp nhất (tức năm 1999, 2000, 2001) thì vẫn cao hơn 32%. Năm 2005, chỉ tính trong vòng 8 tháng (tức tính tới 7/2005), số lượng người tham gia tập luyện DSTT trên phạm vi toàn quốc khoảng 8900 người với trên 18 ngàn ca bệnh. Nếu phong trào tập luyện giữ đều, thì tới tháng 12/2005 số người tham gia tập luyện DSTT có thể tới trên 12 ngàn người, đạt mức đỉnh điểm của phong trào (tức lấy lại phong độ của năm 2002), tăng khoảng 80% so với năm thấp nhất là năm 2001, và tăng khoảng 40% so với năm 2004

Như vậy, theo số liệu thống kê còn chưa đầy đủ[4] của chúng tôi, tổng  người tham gia tập DSTT tính tới tháng 7/2005 (tức khoảng gần 10 năm) trên phạm vi toàn quốc lên tới  trên 110 ngàn người với trên 220 ngàn  ca bệnh thuộc 14 nhóm bệnh của Bộ Y tế

 

4. Đối tượng tham gia tập luyện DSTT :  là mọi tầng lớp nhân dân trên mọi miền đất nước, không phân biệt trẻ, già, trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, trình độ học vấn… Đặc biệt là từ năm 2004 số người công giáo tham gia tập luyện tăng nhanh, đặc biệt là ĐăkLăk và một số tỉnh thành khác.

- Số lượng nam tham gia tập luyện ổn định trong nhiều năm khoảng 25%; năm 2002 tăng đột biến lên khoảng 40%; năm 2003-2004- 2005 tỷ lệ này là khoảng 27%- 28%,  Con số này hoàn toàn phù hợp với số liệu thống kê của thế giới[5] đối với những phương pháp luyện tập dưỡng sinh tương tự

- Số lượng trí thức, và cựu chiến binh tham gia tập khá đông đảo.

+ Số lượng trí thức: tính tới 7/2005 tham gia tập DSTT có trình độ đại học trở lên tính trên phạm vi toàn quốc là trên 3 ngàn người, trong đó trên 2 trăm có trình độ sau đại học, trên 2 trăm bác sỹ và trên 2 trăm dược sỹ

+ Số lượng cựu chiến binh: cũng tính tới 7/2005, có trên 4,5 ngàn cựu chiến binh tham gia tập DSTT tính trên phạm vi toàn quốc, trong đó trên 1,3 ngàn nguời có hàm cấp tá trở lên

 

5.  Hiệu quả tập luyện:

  Kết quả tập luyện tính trung bình trên cả 14 nhóm bệnh duy trì ổn định trong suốt 10 năm ở mức 55% có chuyển biến từ phần nửa tới khỏi hẳn, 35% có chuyển biến ít, khoảng 10% xem như không chuyển biến, riêng hệ vận động và hệ thần kinh chiếm một tỷ lệ áp đảo (khoảng 45% tổng số các ca bệnh). Rất may, hiệu quả  trên hai nhóm bệnh này luôn đạt ở mức khá cao so với mức trung bình, cụ thể khoảng 60% các ca bệnh chuyển biến từ phần nửa đến khỏi hẳn, 32% chuyển biến ít, 8% xem như không có chuyển biến. Riêng nhóm bệnh lây hiệu quả của phương pháp DSTT là khá thấp, chỉ khỏang 10% có chuyển biến tốt, , 30% chuyển biến ít, và có tới 60 % xem như không chuyển biến .

 Bên cạnh các nhóm bệnh mang tính đặc thù có số lượng người tập cao và hiệu quả cũng cao, như nhóm bệnh thuộc hệ vận động, hệ thần kinh, nhóm bệnh có số lượng người tập ít và sự chuyển biến không cao của nhóm bệnh lây; chúng ta không thể không nhắc đến một số nhóm bệnh khác, đặc biệt là một số bệnh thuộc hệ nội tiết, hệ da liễu, dị ứng… mà đông và tây y trước mắt còn đang gặp khó khăn và do đó hiệu quả chưa thât cao. Thí dụ: bệnh vẩy nến, các loại u, bướu, dị ứng các loại, bệnh huyết áp, bệnh tiền đình…; đối với các dạng bệnh này, hiệu quả của DSTT lại khá cao

 

6. Công tác NCKH:

1/ Tổng quan công tác NCKH 1995-2005

Mặc dù, trong suốt 10 năm, không được cấp kinh phí, nhưng ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã hiểu, thấy rõ tầm quan trọng của công tác NCKH và vì vậy, đã rất quan tâm tới công tác này. Có thể nói công tác NCKH của Trung tâm được khởi đầu bằng hội thảo khoa học lần thứ nhất năm 1997 với tên “DSTT với sức khoẻ và đời sống tinh thần của cộng đồng”. Hội thảo khoa học lần thứ hai vào năm 1998 với tên “DSTT những cơ sở khoa học ban đầu”. Hội thảo khoa học lần thứ 3 được tổ chức vào năm 2000 cùng với hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động DSTT hội thảo khoa học cũng đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều gương mặt đại biểu trên phạm vi toàn quốc với tên “ DSTT những thành tựu và hướng phát triển”. Song hành với các hội thảo khoa học, nhiều ấn phẩm được phát hành dưới dạng lưu hành nội bộ giúp người tập có điều kiện tìm hiểu về phương pháp, thí dụ:

“ Phương pháp luyện tập cơ bản”; “ DSTT khắc phục được những bệnh gì”; “ DSTT nhìn tư mọi phía”; “Kỷ yếu hội thảo khoa học”; “ Kỷ yếu hội nghị tổng kết”…Song hành với nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi đã đặc biệt quan tâm tới các đề tài nhỏ, như đề tài về bệnh huyết áp (Hà Nội), bệnh bướu cổ (Hải Dương), vẩy nến ( Đăklăk)….. Chúng tôi đã tiến hành một đề tài lớn kéo dài trên 4 năm, tại Làng hữu nghị Việt Nam, Hoài Đức, Hà Tây mang tên: “ Bước đầu thử nghiệm tập luyện DSTTđể khắc phục di chứng do nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh (9/1998-9/2002), mà kết quả rất đáng trân trọng. nó đã khẳng định kết quả không thể phủ nhận của DSTT với những nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh. Từ các cháu mang trên mình biết bao ca bệnh trọng, thường xuyên động kinh, ngất sửu, trì độn, không biết tự chăm sóc cho mình, nay  gần một nửa trong các cháu đã không những có thể tự chăm sóc cho minh, biết giúp đỡ các mẹ, lại còn học được chữ, học được nghề[6]. Đây sẽ là một điểm nhấn trong công tác NCKH củaTrung Tâm Trong suốt quá trình lịch sử phát triển của nó.

Năm 2003, 2004 là năm theo dõi sự duy trì kết quả sau tập luyện của trẻ bị nhiễm chất độc hoá học màu da cam thế hệ F2 tại Làng Hữu nghị Việt Nam, Hoài Đức, Hà Tây. Thông tin chính thức chúng tôi được giám đốc Làng, ông Nguyễn Khái Hưng cho biết một thông tin vui, tính đến tháng 4/2004, sau 21 tháng ngừng tập luyện DSTT, mọi kết quả vẫn được duy trì. Với bước tiếp theo chúng ta là đưa kết quả của đề tài vào cuộc sống. Tuy nhiên, để làm được điều này, chỉ có sự nỗ lực và quyết tâm của Trung tâm DSTT là chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc toàn diện và đồng bộ của các cơ quan thông tin tuyên truyền, của đảng uỷ và chính quyền địa phương, và cao hơn nữa là chủ trương và sự tạo điều kiện về phía chính phủ.

Cũng từ năm 2003, một đề tài nghiên cứu khoa học “ Phương pháp DSTT với bệnh vẩy nến” được tiến hành tại ĐăkLãk, chủ nhiệm đề tài là bác sỹ Đỗ Thung. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, dựa vào 5 bệnh nhân bị vẩy nến thuộc các nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng khác nhau đã đều lành bệnh sau tập DSTT, đề tài đã có những kết luận :

  • Bệnh vẩy nến (Psoriasis Vulgaris) là bệnh khá phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Tỷ lệ mắc khá cao. Tại Mỹ chiếm 3,2%; Anh 7%, Liên Xô cũ 6,5% …so với tất cả các bệnh ngoài da[7]
  • Bệnh vẩy nến là loại bệnh mãn tính, hay tái phát. Biến chứng của bệnh có thể làm tổn thương khớp xương, tổn thương gan thận…
  • Bệnh không lây
  • Bệnh vẩy nến, nhìn chung chưa rõ nguyên nhân sinh bệnh , do đó chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu
  • Qua kết quả ứng dụng tập DSTT để khắc phục thấy kết quả bước đầu là tốt, hoàn toàn không có phản ứng phụ, bệnh nhân không tái phát trong một thời gian dài (hàng năm)

Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa quên rằng, việc áp dụng phương pháp DSTT để khắc phục bệnh vẩy nến trong suốt 10 năm qua, đã tiến hành tại hầu hết các điểm trên phạm vi toàn quốc, điển hình là Phú Yên, Hà Nội. Số người tham gia tập luyện và có kết quả tốt lên tới vài chục người. Hiệu quả tốt, sự duy trì kết quả cũng rất đáng khích lệ (trên 70%). Từ đó chúng ta có thể kết luận việc tập luyện DSTT để khắc phục bệnh vẩy nến là khả thi, và quả là như vậy, các kết quả của của đề tài đã được duy trì cho đến nay

2/ Công tác biên soạn, biên tập

 Công tác biên tập từ  2002 cũng được nâng lên một tầm cao mới, đánh một dấu son trong lịch sử phát triển của DSTT, đó là việc biên tập và xuất bản chính thức tại nhà xuất bản Văn hoá Thông tin cuốn ” Dưỡng Sinh Tâm Thể đẩy lùi trọng bệnh” dài trên 500 trang. Năm 2004 cuốn sách lại được bổ sung (khoảng 200 trang và tái bản).

Đặc điểm của cuốn sách

  1. Cuốn sách mang tính tổng kết, nó phản ánh tinh hoa, sức sống lâu bền của DSTT.  Có thể xem như  một tài liệu tham khảo tốt cho những người đã, đang và sẽ đến với DSTT
  2. Mang tính quần chúng rõ rệt. Tham gia viết, ngoài các nhà khoa học, còn có đông đảo các môn sinh, các HDV
  3. Về cách thể hiện: khá nhiều vẻ: Có chính luận mang tính chất nghiên cứu, có phóng sự điều tra, có tự sự, có thơ, có nhạc…

Sự ra đời  của cuốn sách là sự đóng góp của biết bao người, của tập thể ban giám đốc, ban biên tập mà trước hết phải kể đến sự đóng góp đầy sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của Ths. Toàn Minh. Cuốn sách cũng đã được các cấp các cơ quan hữu trách giúp đỡ với tấm lòng vàng như: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Cục xuất bản, những nhà tài trợ. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới quý cơ quan, quý vị. Cũng nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các tác giả gần xa đã gửi bài viết.  Trong cuốn sách này, chúng tôi có lựa chọn một số bài viết (trong các tài liệu lưu hành nội bộ trước), thích hợp với nội dung cuốn sách. Nếu có tác giả nào, chúng tôi chưa kịp xin ý kiến, mong được lượng thứ và xin đa tạ

 

III. DSTT TRƯỚC CÔNG LUẬN

Tính từ tháng 8/1995 khi má Hai Hương được mời ra Hà Nội và cho tới tận hôm nay, DSTT vẫn tồn tại như một đề tài nghiên cứu (mặc dù không có dù chỉ một đồng kinh phí). Chính vì là một đề tài nghiên cứu, nên ban lạnh đạo Trung Tâm, ngay từ đầu đã ý thức được tầm quan trọng của công luận, vì đây chính là ý kiến đánh giá khách quan,  của những người thụ hưởng kết quả của đề tài. Vì vậy, trong bản tổng kết 10 năm hoạt động của DSTT, để khách quan, chúng tôi xin dành riêng một phần cho sự đánh giá khách quan của công luận[8]. Trong mảng này chúng tôi tạm chia ra làm hai nhóm:

a/ Cơ quan ngôn luận: thông qua các tờ báo của TW và địa phương:

  Theo số liệu thống kê còn chưa đầy đủ của chúng tôi, tính tới tháng 7/2005 đã có trên 30 tờ báo nhập cuộc với khoảng 70 bài báo và của cả những người tham gia tập DSTT nói về hiệu quả đến khó tin của DSTT đẩy lùi trọng bênh, và của các nhà báo. Đây là những bài báo viết khá tâm huyết và công phu. Trong những nhà báo, những môn sinh,  không quản ngại khó khăn, gian khổ, săn lòng xung trận ấy, người nổi bật là nhà báo Mai Thục, nhà báo Từ Ngọc Lang…, anh Toàn Minh. Nhân dịp tổng kết 10 năm, chúng tôi xin gửi tới các nhà báo, tới những người đã dũng cảm xung trận, gửi tới các anh, các chị lời cảm ơn chân thành. Công sức của các anh, chị đã góp phần không nhỏ cho DSTT hôm nay.

b/ Quần chúng: có thể nói đối với DSTT thì quần chung là cái nôi để nuôi dưỡng phong trào. Vì tính nhân văn và hiệu quả cao của phương pháp, DSTT luôn được người dân đánh gia cao và nhiệt tình tham gia. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua các bài thơ, bài hát, bài viết của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước dành cho phương pháp, đặc biệt dành cho má Hai Hương, số lượng những bài viết như thế không thể nào đếm xuể, có thể tới hàng ngàn, hàng ngàn bài. Có thể nói sức sống của DSTT thuộc về quần chúng. Vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có được công nhận hay không, trong lòng dân DSTT luôn tồn tại.

 

IV. NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI:

Như phần trên đã nêu, trong suốt 10 năm qua DSTT đã đạt được khá nhiều thành tích, rất đáng tự hào. Tuy nhiên, để có thể tiếp tục đi lên, chúng ta phải nghiêm khắc nhìn nhận, trung thực với chính mình, dám nhìn thẳng vào sự thật. Theo chúng tôi, điểm mạnh nhất của DSTT là mặt đội ngũ, nhưng điểm yếu nhất của DSTT cũng chính là mặt đội ngũ HLV, HDV. Hầu hết họ là những con người trong sáng, dám hy sinh vì người khác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do hạn chế về trình độ học vấn, ngại tìm hiểu sâu về bản thể của phương pháp, dẫn đến ngộ nhận tài năng, vai trò, dẫn tới đây đó có hiện tượng mất đoàn kết. Đó là chưa kể tới khả năng tìm hiểu luật pháp, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm…

Một tồn tại nữa cũng khá điển hình, đó là tính chuyên nghiệp trong mọi công việc, nó bao gồm cả công tác quản lý điều hành.  Nhược điểm này lại cũng xuất phát từ đặc điểm của DSTT, đó là chỉ có lương tâm, không có lương tiền. Đặc điểm có, về một mặt nào đó là ưu điểm, nó cho ta cơ hội để lọc lựa những con người, nó mang đến cho Trung Tâm những con người có tấm lòng vàng. Họ có thể trèo đèo lội suối, ăn cháo bẹ, rau măng, vẫn sẵn sàng, để giúp đồng bào khỏi bệnh, nhưng họ lại khó chấp nhận, việc đi làm thì phải đúng giờ, nghỉ phải xin phép…, mặt khác, vì không có lương, nên khó có một đội ngũ chuyên trách, chuyên nghiệp, tiện ai, người đó làm, công tác lưu trữ còn yếu kém. Tất cả các nhược điểm này, tuy không phải là rất lớn, nhưng nếu chúng ta không thay đổi sẽ không thể phát triển được

 

V. KẾT LUẬN

1. Kết luận chung

 Cùng với khó khăn chung của cả nước, đối với DSTT, năm 2005 là năm đầy khó khăn, đặc biệt là việc má Hai Hương lâm trọng bệnh và đã tạ thế vào ngày 5 tháng 4 năm Ất Dậu (tức ngày 12/5/2005). Đối với phong trào DSTT, chúng tôi khẳng định rằng, đây là một tổn thất rất lớn lao, không thể phủ nhận. Tuy nhiên, DSTT với hiệu quả cao, cộng với bản chất tốt đẹp, trong sáng của tập thể ban lãnh đạo, của HDV, HLV; cộng với sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, lòng hy sinh và đoàn kết nhất trí của ban lãnh đạo các cấp, của tập thể HLV, HDV, nên phong trào DSTT đã, đang và chắc chắn sẽ tiến lên từng bước vững chắc. Thực vậy, như số liệu đã nêu ở phần trên, năm 2005 là một trong hai năm, mà số lượng người tham gia tập DSTT lên tới đỉnh điểm.

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các vị khách quý, thưa toàn thể hội nghị, tính tới hôm nay, đã trên nửa năm Má đi xa, tất cả chúng con vẫn luôn bên nhau, nỗ lực hết mình cho sự trường tồn của phương pháp. 10 năm qua, đối với DSTT là một chặng đường thật gian nan, nhưng cũng rất vẻ vang, có được những kết quả rất đáng trân trọng đó là do:

1/ Sự nỗ lực rất đáng trân trọng của đội ngũ HLV (Huấn Luyện Viên); HDV trên phạm vi toàn quốc

2/ Lòng quyết tâm, sự làm việc quên mình của nguyên giám đốc trưởng môn, má Hai Hương. Có thể nói, đối với DSTT, Má không những là người khởi xướng, mà còn là người là việc quên mình, hy sinh tất cả vì sức khỏe công đồng. Má là người có nghị lực phi thường, và lòng tin sắt đá vào phương pháp, vào nhiệm vụ Má đã được trao. Tấm gương sáng của Má, hình ảnh Má sẽ mãi không phai mờ, sẽ là nguồn động lực lớn lao cho DSTT đi lên.

3/ Ban lãnh đạo của DSTT từ TW đến địa phương

Mười năm theo Má, biết bao khó khăn, biết mấy thăng trầm, khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng tất cả đã được vượt qua, bởi lẽ:  Đặc điểm nổi bật, và cũng là sức mạnh của ban lãnh đạo của DSTT từ TW đến địa phương là sự trong sáng, sự đoàn kết nhất trí, sự quyết tâm, sự tận lực và sự hy sinh đến quên mình. Khi còn sống Má thường hay nói, theo DSTT chỉ có lương tâm, không có lương tiền. Mười năm không chỉ không có lương, mà còn làm việc không kể ngày đêm, không kể tuổi cao sức yếu, các anh chị còn dành dụm thường xuyên mang tiền đến giúp Trung Tâm để vượt qua những thời khắc khó khăn; không chỉ vậy, có những anh chị còn dành cả nhà mình làm trụ sở, làm điểm tập miễn phí nhiều năm, đó là trường hợp của ông bà Nguyễn Văn Cửu (Bình Định), trường hợp giám đốc Trung Tâm DSTT khánh hòa, ông bà Lê Bá Kim

4/ Sự giúp đỡ về cả tinh thần và vật chất của UIA, sự  quan tâm, tạo điều kiện của Liên Hiệp TW các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam, của Giám đốc Làng Hữu Nghị Việt Nam. Những tấm gương sáng mà chúng tôi muốn nhân cơ hội này bày tỏ lòng cám ơn chân thành,  đó là chủ tịch Liên hiệp TW các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam GS. Hà Học Trạc, Viện Sĩ Vũ Tuyên Hoàng, những người luôn quan tâm giúp đỡ phong trào.  Đặc biệt, chúng tôi gửi tới tổng giám đốc UIA, ông Vũ Thế Khanh, người đã cho Trung Tâm mượn nhà làm điểm tập trong suốt 10 năm qua. Xin trân trọng cảm ơn

5/ Đảng uỷ, chính quyền địa phương, của các sở, ban ngành trên mọi Tình Thành của mọi miền đất nước.

Trong suốt 10 năm qua, chúng tôi đã rút ra rằng, một trong những yếu tố hết sức quan trọng đóng góp cho sự phát triển của DSTT, đó là sự ủng hộ của đảng ủy, chính quyền địa phương, của sở, ban ngành của các Tỉnh, Thành trên phạm vi toàn quốc. Có thể nói, không có sự giúp đỡ của các anh, các chị, không có DSTT hôm nay.

6/ Cuối cùng nhưng hết sức quan trọng là sự tham gia nhiệt thành của dân và sự dũng cảm nhập cuộc của các cơ quan truyền thông, đặc biệt là các nhà báo. Chính quần chúng nhân dân và cơ quan truyền thông, các nhà báo đã tạo nên sức mạnh của DSTT

2.Những kết luận mang tính khoa học

Đến đây chúng ta đã có khoảng 10  năm kinh nghiệm với hàng vạn hàng vạn người tham gia tập luyện  trên khắp mọi miền đất nước, để từ đó rút ra những đặc điểm nối bật của DSTT:

1/ Hiệu quả khá cao đối với nhiều dạng bệnh tật, kể cả  là các chứng nan y như trầm  cảm, vẩy nến, di ứng, các loại u,

2/ Hiệu quả đặc biệt cao đối với các bệnh thuộc hệ vận động và hệ tâm thần kinh

3/  Có hiệu quả cao đối với nạn nhân bị di chứng do nhiễm chất độc hoá học trong chiến  tranh

4/ Hiệu quả thấp đối với các căn bệnh lây

5/ DSTT rất lành tính, không có phản ứng phụ

6/ Không có ràng buộc vô hình, khỏi bệnh con người trở về với cuộc sống lao động  đời thường

7/  Không đòi hỏi phải ăn chay ( tất nhiên là cũng không cấm ăn chay!)

8/ Kết quả là ổn định[9] nếu biết giữ “tâm lành” trong suốt cuộc đời còn lại của mình.

9/ DSTT thuộc nhóm Y học bổ sung, Yhọc năng lượng, nó song hành tồn tại và trong nhiều trường hợp, kết hợp tốt với đông và tây y, thí dụ: các trường hợp hậu phẫu… . Nói là Yhọc bổ sung vì DSTT có hiệu quả cao trong nhiều căn bệnh mà đông và tây y hiệu quả còn chưa cao (thí dụ: vẩy nến, trầm cảm, các loại u, viêm đa khớp…) ngược lại, đông và tây y lại có những mặt mạnh mà DSTT không hiệu quả bằng, thí dụ: đau ruột thừa, ngã gẫy xương, đục thủy tinh thể, ngộ độc thức ăn, các bệnh viêm nhiễm, hệ bệnh lây…

10/ Đặc điểm khá thú vị của DSTT là:

  1. Một số người sau khi tập khỏi bệnh lại có thể giúp người khác khỏi bệnh
  2. DSTT tạo cơ hộ cho tất cả những con người sống hướng thiện, có “Tâm lành”, dám hy sinh vì sức khỏe công đồng, có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh tinh thần (Spirittual Power), trở thành HDV. Đây là một kết luận khá quan trọng, nó mang ý nghĩa chiến lược, nó tạo ra nhiều kênh để đào tạo HDV, không nhất thiết chỉ từ những người bệnh.

12/ Tính bất định của DSTT: Đây là một đặc tính rất đặc thù và mang tính nhân văn cao của DSTT. Về vấn đề này chúng tôi đã cảm nhận được, và bước đầu nêu ra trong hội thảo khoa học lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội năm 1997. Tính chất dường như có vẻ huyền hoặc này đã được kiểm chứng suốt 10 năm qua, và được công nhận là đúng đắn. Trong tổng kết 10 năm này chúng tôi xin phép được nhắc lại và khẳng định một lần nữa:

a/ Đối với DSTT, HDV không phải là thầy, không phải là thần thánh, HDV đóng vai trò là những kênh dẫn năng lượng. Vì vậy họ cũng không thể tránh được việc ốm đau, nhiều trường hợp DSTT có thể tự giải quyết, nhưng cũng có nhiều trường hợp phải tới bệnh viện, cũng vậy, ngược lại, trong nhiều trường hợp, các bác sỹ lại tới tập DSTT để khỏi bệnh. Điều đó không phải vấn đề là hơn hay kém, mà chỉ thể hiện tính bổ sung hữu hiệu cho nhau của các phương pháp trong một số trường hợp

b/ HDV muốn là kênh dẫn tốt phải giữ được “Tâm lành”[10], khi “Tâm” không còn lành nữa thì một cách tự động HDV này mất khả năng dẫn năng lượng

c/ Người bệnh muốn được khỏi bệnh cũng phải có “Tâm lành” và có niềm tin. Tuy nhiên, “Tâm lành” vẫn là điều kiện tiên quyết, bởi lẽ DSTT có kết quả tốt với cả các em nhỏ, thậm chí cả các em bị tâm thần[11], mà các em còn biết gì nữa mà tin, đó là chưa kể DSTT còn hiệu quả với muôn loài (bao gồm cả động và thực vật.

d/ Khi Tâm không lành nữa HDV cũng không còn làm được nhiệm vụ kênh dẫn, còn người bệnh sau khi khỏi bệnh không giữ “Tâm lành”, bệnh sẽ quay trở lại

3. Những kết luận mang tính nhân văn

1/ DSTT không những mang lại sức khoẻ cho cộng đồng, mà còn mang lại cuộc sống đẹp, lành mạnh cho gia đình, cho xã hội

2/ DSTT là một gia tài quý giá của đất nước Việt Nam chúng ta, và vì vậy mỗi người dân yêu nước phải trân trọng gìn giữ

3/ Sự phát triển của DSTT là tất yếu lịch sử, là bất khả chiến bại. Tuy nhiên, nếu những nhà lãnh đạo biết yêu dân, ghé vai trong công tác tổ chức và động viên, thì sự phát triển sẽ càng mạnh mẽ hơn

 

VI. KHUYẾN NGHỊ CHO SỰ PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI

Vì bản chất ưu việt về nhiều mặt của DSTT nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào nó vẫn tồn tại, bởi cái nôi của DSTT chính là dân. Tuy nhiên, để DSTT được phát triển mạnh mẽ, cho nhiều người dân đươc tiếp cận, thì bên cạnh việc phát huy những mặt mạnh đã đạt được; chúng ta còn khá nhiều việc phải làm:

A. Về phía Trung tâm DSTT

  1. Xây dựng quy chế hoạt động
  2. Chỉnh đốn đội ngũ, bao gồm cả việc tổ chức đào tạo nhiều mặt như chính sách, luật pháp, các sinh hoạt chuyên môn…
  3. Tổ chức công tác lưu trữ một cách khoa học
  4. Triển khai công tác quảng bá
  5. Tìm nguồn kinh phí cho hoạt động của Trung tâm
  6. Từng bước chuyên nghiệp hóa đội ngũ
  7. Tiếp tục triển khai các đề tài NCKH
  8. Vấn đề trẻ hóa đội ngũ, bao gồm cả ban lãnh đạo

B. Về phía các tổ chức chính quyền địa phương và nhà nước

  1. Tạo điều kiện cụ thể và nhiều hơn nữa cho hoạt động của DSTT vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng, thí dụ vấn đề đất, nhà cửa làm trung tâm và điểm tập…
  2. Triển khai công tác đánh giá và chính thức công nhận hiệu quả của hoạt động của DSTT
  3. Trong tương lai, hoạt động của DSTT ngoài việc tồn tại dưới nhiều hình thức như ngày nay,  nên phát triển mạnh hình thức điểm tập gia đình.
  4. Sau khi được công nhận, đề nghị chính thức mở các điểm tập DSTT tại các bệnh viện, bởi lẽ DSTT có hiệu quả cao, lại rất lành tính, hoàn toàn không có phản ứng phụ

 

 Hà Nội 25  tháng 12  năm  2005

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng DSTT

 

VI PHẦN PHỤ LỤC

Vì trên thực tế, số cá nhân điển hình khỏi bệnh là rất đông, không thể đưa vào bản tổng kết. Chúng tôi tin tập hợp các nhân chứng của từng địa phương theo thời gian, và để ở phần phụ lục, xin giới thiệu cùng quý vị. Tuy nhiên, vì đây là tổng kết 10 năm, nên chúng tôi xin phép chỉ đưa vào phần phụ lục những ca bệnh điển hình,  có chuyển biến tốt (tức từ phần nửa đến khỏi hẳn), mong quý vị thông cảm

 


[1] Barbara Ann Brennan (Mỹ)

[2] Charly Samson (Pháp)

[3] Vì còn một số Tỉnh miền Trung, miền nam chưa kịp gửi báo cáo

[4] Vì nhiều lý đo, trước hết là công tác hành chính rất thiếu người và laị không chuyên nghiệp, mặt khác hàng trăm điểm tập tại gia đình chưa được thông kê. Con số đầy đủ có thể còn vượt rất xa số liệu này

[5] DIANE STEIN.  Essential Reiky. The Crossing Press Inc. 1997.

[6] Xem báo cáo khoa học kèm theo

[7] DSTT đẩy lùi trọng bệnh. Phương pháp DSTT với bệnh vẩy nến”. Tr. 589.

[8] Vì lý do quá tải, những bài báo đã được đóng thành tập rời, quý vị nào muốn tham khảo, xin liên hệ với Trung Tâm DSTT. Tel. 7841296

[9] Thực tế không thể nêu hết những người có được kết quả duy trì bền vững trong nhiều năm, Xin nêu vài ví dụ minh hoạ, đặc biệt chúng tôi chọn những bệnh nhân là những người  báo cáo điển hình năm ngoái, hy vọng quý vị còn nhớ: 1. Ông Lê Thế Hùng, 76 tuổi, cán bộ lão thành cách mạng tại khu gia đình ĐH. Nông nghiệp 1 Hà Nội, bị huyết cao, thường xuyên 250/150, thường xuyên phải vào nhập viện. Sau 3 tháng tập DSTT đã ổn định ở mức 140/90 và kết quả duy trì đã  gần 2 năm

Bà An Khang, 55 tuổi, Giáo viên, 43 Dịch Vọng Cỗu Giấy. Bị ung thư lưỡi giai đoạn cuối, đã phải cắt mất 1/3 lưỡi. Hạch chạy khắp cổ. Tập DSTT có kết quả tốt. Hết hạch, ăn, uống dễ dàng. Kết quả ổn địnhcho tới nay ( được trên 1 năm)

Bà Dương thị Bốy, 50 tuổi,, Thiếu tá không quân, Nhà B7, khu dân cư 9/8 sân bay Gia Lâm, Hà Nội, suy tim độ 3, khó thở. Bệnh viên 108 kết luận phải mổ ngay ( mất khoảng 50 Tr. đ), nếu không sẽ chết. Tập DSTT, sau 3 tháng. Bệnh 108 kết luận bệnh suy tim đã đỡ nhiều và ổn định không cần phải phẫu thuật. Hiện kết quả vẫn ổn định (tức trên 1 năm)

[10] “Tâm lành” chúng tôi đã nói rõ ở phần trên

[11] Trường hợp các em bị tâm thần kinh tại Làng Hữu nghị Việt Nam

 

Bài viết liên quan