Logo Banner
 
Hiệu quả - Nhân chứng
NS DOÃN NHO - CƠ DUYÊN TRỌN ĐỜI KHÔNG QUÊN
(Ngày đăng: 23/04/2020 - Lượt xem: 1083)
Rất tình cờ và may mắn, vợ chồng tôi đã được gặp bà Tôn Nữ Hoàng Hương, tại số 8, ngõ 48, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội từ cuối năm 1996. Đây là thời điểm vợ tôi đã đứng trước “cửa tử”.

CƠ DUYÊN TRỌN ĐỜI KHÔNG QUÊN 

 

Đại tá- Nhạc sĩ DOÃN NHO

Đại tá- Nhạc sĩ DOÃN NHO

Viện trưởng

Viện Nghiên cứu ứng dụng DSTT Việt Nam

 

Rất tình cờ và may mắn, vợ chồng tôi đã được gặp bà Tôn Nữ Hoàng Hương, tại số 8, ngõ 48, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội từ cuối năm 1996. Đây là thời điểm vợ tôi đã đứng trước “cửa tử”.

Do bị ung thư đã tới gian đoạn cuối nên sau khi mổ, bác sĩ Quân y Viện 108 đã nói riêng với tôi là vợ tôi chỉ có thể sống thêm khoảng 6-7 năm nữa thôi. (Trước đó, vợ tôi bị ung thư do nhiễm chất độc da cam tại chiến trường Tây Nguyên và được mổ cấp cứu vào cuối năm 1989). Vợ tôi đã đứng trước cửa tử, hay nói cách khác “Thần chết đã gõ cửa” là rất đúng vì ung thư đã di căn.

Tôi không thể quên hình ảnh bà Tôn Nữ Hoàng Hương mà sau này chúng tôi gọi là Má Hai Hương: Một người đàn bà thấp đậm với ánh mắt dịu dàng, giọng nói miền Trung ấm áp và đặc biệt với đôi bàn  tay kỳ diệu đã giúp vợ tôi mất dần cảm giác đau đớn, rồi khỏi hẳn trong một thời gian ngắn, khiến chúng tôi ngỡ ngàng, thậm chí vợ tôi còn không dám tin!

Từ khi vợ tôi khỏi bệnh, chúng tôi trở thành cộng tác viên giúp Má làm nhiều việc, đặc biệt vợ tôi đã trở thành Hướng dẫn viên giúp nhiều người khỏi bệnh và trong số đó đã có người trở thành Hướng dẫn viên giỏi.
 

Cách làm lành bệnh của Má đã được ông Tổng Giám đốc Liên hiệp UIA Vũ Thế Khanh đặt tên là Dưỡng sinh tâm thể (DSTT). Cho tới nay DSTT đã có mặt trên một địa bàn rộng lớn gồm 40 tỉnh và thành phố trong cả nước. Đặc biệt, kể từ khi được gia nhập Hội Giáo dục Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (ngày 20 tháng 4 năm 2018), Viện Nghiên cứu ứng dụng Dưỡng sinh tâm thể Việt Nam đã có con dấu riêng. Từ lúc hình thành tổ chức ban đầu là Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng DSTT (ngày 21 tháng 8 năm 1995) sau đó chuyển thành Viện DSTT, đến ngày 21 tháng 8 năm 2020 này là đã có 25 năm hình thành và phát triển, vậy mà DSTT vẫn hoạt động trong điều kiện khó tin nổi: “Không có một đồng xu dính túi! Không có một tấc đất cắm dùi!”.

Chúng tôi vẫn nhớ có lần người được Má giúp khỏi bệnh đã biếu Má tiền để trong phong bì, nhưng ngay sau đó có một người bệnh ốm yếu rách rưới tới nhờ má. Sau khi tác động Má đã trao cái phong bì tiền của người đến trước cho người này. Giúp người như vậy mà bữa ăn của Má rất đạm bạc. Những ngày đầu mới ra Hà Nội để thành lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng DSTT, Má cùng anh chị em ở văn phòng phải ăn cháo nấu với rau muống cho đủ no...Có thể nói Má là hiện thân của vị Bồ Tát giữa trần gian này!

Má luôn nhắc mọi người về “ Đạo làm người”, sống với Tâm lành- Thân lành- Ngôn lành. Nguồn gốc để có sức khỏe và giúp người khác khỏe. Động tác để đẩy lùi bệnh tật là “đau đâu xoa đó, đau đâu vỗ đó, vuốt đó”. Qua quá trình phát triển mới hình thành các động tác tập tự do cá nhân, rồi tiến đến tập thở đồng đều kết hợp với “hít hà” nhưng không quên cái TÂM mới là gốc! Má còn dặn “Tùy thời tùy thế, tùy kế hóa độ”, có nghĩa là phải phát triển, nhưng phát triển mà không mất gốc, giữ gốc mà không bảo thủ.

Cũng qua quá trình phát triển đã xuất hiện nhiều bài báo, nhiều cuốn sách, nhiều thước phim tài liệu nói về Má và giới thiệu tính khoa học của phương pháp tập luyện nhằm nâng cao hiểu biết và niềm tin cho người tập. Đây cũng là kết quả và bước tiến rất đáng tự hào của hoạt động DSTT.

Tuy nhiên trên chặng đường phát triển trước mắt, theo thiển ý của chúng tôi, chúng ta nên tránh sự kết hợp pha tạp các phương pháp tập luyện của nước ngoài với DSTT, làm mất đi bản chất bình dị, dễ tập mà hiệu quả cao, đồng thời mang bản sắc Việt Nam thông qua hình ảnh Má Hai Hương vô cùng thân thương của chúng ta.

 Hà Nội, 9/4/2020

Tập thể, cá nhân có nhu cầu tham gia tập luyện DSTT hoặc tổ chức các CLB DSTT xin vui lòng liên hệ theo form dưới đây:
Các bài viết khác