Logo Banner
 
Tin tức - sự kiện
LẤY BỆNH LÀM LỆNH TÌM NGƯỜI
(Ngày đăng: 02/12/2019 - Lượt xem: 741)
Hơn tháng nay, một số bà con ở Khu tập thể Thông tin Đường sắt 269 Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội hằng ngày tập trung tại nhà bà Nguyễn Ánh Tuyết để cùng nhau tập Dưỡng sinh Tâm thể (DSTT)
SỐNG TRONG NĂNG LƯỢNG TÌNH THƯƠNG
 
LẤY BỆNH LÀM LỆNH TÌM NGƯỜI 
 Ghi chép của Thu Thủy
 
Hơn tháng nay, một số bà con ở Khu tập thể Thông tin Đường sắt 269 Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội hằng ngày tập trung tại nhà bà Nguyễn Ánh Tuyết để cùng nhau tập Dưỡng sinh Tâm thể (DSTT). Đây là một khu tập thể bình yên và tĩnh lặng, còn lưu giữ đậm chất sinh hoạt của giai cấp công nhân những năm 70-80 của thế kỷ trước, họ sống chân chất, giản dị.
 
Bà Bùi Thị Nga, 76 tuổi kể: Tôi và cô Tuyết (cạnh nhà) sau khi đọc bài “Đến với năng lượng tình thương” trên Tạp chí NCT tháng 7/2018, tìm đến nhà bà Nguyệt Ánh vào cuối tháng 7. Bà Ánh nhẹ nhàng đôn hậu, ân cần gần gũi động viên hướng dẫn từng người. Đến lượt tôi, sau khi tác động, bà bảo: “Bác không sao, không có năng lượng xấu, mai không phải đến đây nữa”. Tôi thấy đau người, ít ngủ, đau xương khớp, người mệt mỏi lắm nên xin bà cho phép tôi đến nhờ bà giúp vài buổi cho khỏe. Bà Ánh cười: “Không cần phải vất vả cho bác đi lại làm gì, tôi và bác đều có hai bàn tay, chúng ta không khác gì nhau. Hãy lấy năng lượng thế này, xoa hai bàn tay vào nhau, khi hai bàn tay nóng lên thì tác động vào những chỗ mình đau và mỏi”. Tôi nghĩ mình mới “chân ướt chân ráo” đã biết gì đâu, chỉ muốn đến bà vài buổi cho biết cách tập. Ngay lúc đo, có cô bảo: “Bác ơi, bác Ánh nói vậy để bác khỏi phải đi lại vất vả. Nếu bác muốn tập, cháu sẽ đến giúp bác”. Bà Ánh quay ra bảo: “Ừ đúng rồi! tốt quá, Thu giúp bác ấy đi”. Tôi mừng vì có người nhận hướng dẫn cho mình. Trung tuần tháng 9, như đã hẹn, cô Nguyễn Anh Thu đến để hướng dẫn tập DSTT cho tôi và một số anh chị em, bà con trong khu tập thể. 
 
Bệnh
 
Đến nay tôi đã tập được hơn một tháng, thấy thoải mái, thích tập. Từ khi tập đến nay tôi chưa nghỉ buổi nào. Nhờ luyện tập người tôi đỡ đau, ngủ tốt, gót chân của tôi trước bị gai đi lại rất đau, khó chịu, sau mỗi buổi tập nhờ có sự tác động của cô Thu, tôi đi lại tốt, chuyển biến rõ rệt. Tôi thấy đây là bộ môn luyện tập nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với sức khỏe người có tuổi mà hiệu quả rất tốt. Tôi rất hào hứng luyện tập, bởi nhờ tập mà tôi không phải dùng thuốc, không tốn tiền. Rồi bà Nga nói tiếp: Từ trong sâu thẳm của lòng mình, tôi vô cùng cảm phục và biết ơn má Hai Hương đã sáng lập ra bộ môn DSTT. Đến với bà Nguyệt Ánh dù chỉ một lần nhưng bà đã để lại trong tôi sự tin tưởng và nể trọng. Ông bà là người nỗ lực giữ gìn, vun đắp cho DSTT. Cô Thu là người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi không quản ngại đường xa, không tiếc thời gian, công sức. Hàng ngày cả đi về gần 40km, dù cho mưa nắng vẫn đều đặn đến để hướng dẫn và tác động cho bà con chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đã tự tập, tự tác động cho nhau, người khỏe mạnh, thấy nhau vui vẻ hoạt bát, không phải đi viện, không phải bỏ tiền mua thuốc, bà con phấn khởi lắm. Cho tiền, cho vàng cũng không quý bằng cho tình cảm và giúp tập dưỡng sinh.
 
Bà Sái Thị Nhất, 71 tuổi tâm sự: Tôi bị thoái hóa toàn thân, xương sau đầu gối, gai cột sống. Năm 2011, tôi bị tai biến, ba năm sau tôi bị tai biến lần 2, chẩn đoán teo não, suy tim, suy thận, tắc mạch máu não chủ đạo, đi đứng lúc nào cũng lâng lâng. Bác sĩ bảo phải tránh chỗ đông người. Tôi thường xuyên phải đến viện để bấm huyệt, châm cứu, phục hồi chức năng. Ngoài tập vẫn phải uống thuốc để hỗ trợ, mỗi tháng hết hơn 1 triệu tiền thuốc một tháng 20 ngày đến viện, con phải đưa đi đón về. Hôm nào con bận không đưa đi được phải đi xe ôm hết 100 nghìn, rất tốn kém. Sau khi tập DSTT chỉ ít ngày, tôi đã thấy thoải mái nhẹ nhàng, đi lại không thấy bình bịch, bế tắc. Thấy tốt quá, tôi không nghỉ ngày nào, còn yêu cầu chị em ngày tập 2 buổi. Sau 10 ngày tập tôi đã thuộc các động tác. Sau khi tập, mọi người tác động cho nhau, giao lưu chuyện trò vui vẻ, tình cảm lắm, tôi thấy khỏe ra nhiều, bụng dạ nhẹ nhõm. Thấy tôi đi tập dưỡng sinh vui vẻ, khỏe mạnh, tháng nay không phải đi viện, không phải uống thuốc, con trai không phải đưa mẹ đến viện, nó bảo: “Mẹ tập thế tốt lắm đấy”. Sau khi tập, bà Nhất còn đi chăm sóc mấy luống rau để có rau ăn cho gia đình và chia sẻ cho bà con cùng tập những cây rau sạch của mình.
 
Bà Lại Thị Oanh 67 tuổi cũng 2 lần bị tai biến để lại di chứng, đi lại chậm chạp, hay quên, nửa người bên phải tay chân vận động yếu. Khi tập động tác tay phải vỗ lườn thì chỉ vỗ được bụng, động tác vỗ gối thì không thể nhấc được chân lên nhưng chỉ sau 3 tuần luyện tập và nhờ cô Thu tập trung tác động vào những điểm yếu, phần đau, phần tê bì, bà Oanh đã vung tay chân bên phải khá tốt. Thậm chí còn nhấc hẳn chân lên vuông góc và hai tay đập đều đặn như người bình thường. Khi hỏi chị thấy tập dưỡng sinh thế nào? Bà Oanh cười hiền, bảo: “Tốt quá, mình có bệnh được luyện tập thì người khỏe ra. Con cái mỗi đứa một nơi, chúng cũng vất vả, mình mà không ốm đau thì chúng yên tâm. Tập thế này không phải đóng góp chi phí, không phải uống thuốc, tay chân khỏe mạnh, tôi thấy rất mừng”.
 
Ông Trần Văn Long, 65 tuổi đã bị thoái hóa 5 đốt sống lưng và gai đôi, máu nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày, gần đây ông còn bị ngã từ trên ghế cao 1,5 mét xuống bị dập cơ tay phải, giơ tay lên, hạ xuống rất đau và khó chịu. Những lúc đau, ông chỉ muốn nằm, sáng không muốn dậy, người trì trệ, đầu óc nặng nề. Vợ ông thấy mọi người tập dưỡng sinh, bảo chồng: “Ông dậy đi tập với mọi người đi, đừng ngủ nữa. Ông nằm nhiều thế không thấy mệt à! Các bà ấy tập có người đến hướng dẫn đấy...”. Từ khi tập dưỡng sinh tôi thích lắm, chỉ mong đến giờ tập là tôi nhanh nhanh ra khỏi nhà, sang nhà bà Tuyết cùng tập với mọi người. Tôi đã dậy được sớm, thấy người khỏe mạnh đỡ đau dạ dày, mấy hôm nay tôi lại đi được xe máy, người nhanh nhẹn, nhẹ nhõm. 
 
Còn bà Nguyễn Ánh Tuyết trước đây đi lệch cả người, tay không giơ lên được, mặc áo cũng khó khăn thế mà chỉ qua hơn tháng tập luyện đã hết đau người, khỏe mạnh, hoạt bát, tích cực hỗ trợ giúp đỡ mọi người cùng tập.
 
Vậy là câu nói của Trưởng môn DSTT - bà Tôn Nữ Hoàng Hương (má Hai Hương): “Lấy bệnh làm lệnh tìm người” đang được lan tỏa như hữu xạ tự nhiên hương, như chị Nguyễn Anh Thu đã được bà Nguyệt Ánh chữa khỏi bệnh, nay lại đến hướng dẫn giúp đỡ bà con là một ví dụ.
 
Bài đăng trên Tạp chí Người cao tuổi số tháng 11 năm 2018
  
Bệnh
Tin tức khác