Logo Banner
 
Hiệu quả - Nhân chứng
Chữa bệnh không dùng thuốc
(Ngày đăng: 27/11/2013 - Lượt xem: 4765)
Nhiều người thường bảo “đầu ra của bệnh viện là đầu vào của “Trung tâm Dưỡng sinh tâm thể” bởi nhiều năm nay, đã có không ít người bệnh đến đây với những căn bệnh rất nặng, chữa trị bằng Đông, Tây y đều không khỏi

Dưỡng sinh tâm th – Chữa bệnh không dùng thuốc

Nhiều người thường bảo “đầu ra của bệnh viện là đầu vào của “Trung tâm Dưỡng sinh tâm thể” bởi nhiều năm nay, đã có không ít người bệnh đến đây với những căn bệnh rất nặng, chữa trị bằng Đông, Tây y đều không khỏi.

Ông Nguyễn Xuân Thuý, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, phải nhờ hai người dìu mới bước được vào phòng tập của Trung tâm Dưỡng sinh tâm thể (số 48 Trần Duy Hưng, Hà Nội). Thoạt nhìn những bệnh nhân đang được các hướng dẫn viên chữa bệnh bằng những động tác xoa, vuốt, vỗ… rất đơn giản, ông Thúy có vẻ nghi ngại.

Căn bệnh tai biến mạch máu não và tiểu đường biến chứng khiến hơn một năm nay ông không thể tự mình nằm, ngồi và đi lại được, thi thoảng lại quay cuồng vì những cơn tăng huyết áp. Căn bệnh làm ông Thúy sớm phải gác công việc, tìm thày tìm thuốc chữa bệnh. Ông đã điều trị ở nhiều viện trong nước, dùng qua nhiều loại thuốc quý được người thân cất công mang về, thậm chí đã sang Singapore để điều trị mà kết quả cũng không có gì khả quan. Cuối cùng, nghe bạn bè giới thiệu, ông tìm đến với môn Dưỡng sinh tâm thể của má Hai Bình Định.

Chỉ sau một tuần, sự hồi phục của ông Thuý khiến chính bản thân ông ngạc nhiên trong sự vui mừng của người thân. Ông Thúy đã tự mình đi lại được, tự đứng lên, nằm xuống được dễ dàng, quan trọng là tinh thần rất sảng khoái. Ông Thuý cho biết huyết áp của ông đã ổn định ở mức 130/80. Bệnh tiểu đường khiến ông hàng ngày phải tiêm 3 mũi và uống khá nhiều thuốc viên thì nay ông chỉ phải dùng nửa viên, chỉ số đường huyết chỉ còn 4,1 mmol/l và chế độ ăn kiêng bớt khắc nghiệt hơn trước.

Hàng ngày, cùng tới lớp dưỡng sinh với ông Thuý là khoảng 60 người khác với đủ các loại bệnh khác nhau. Theo hướng dẫn viên Nguyễn Thọ Khôi, 68 tuổi, đa số bệnh nhân đến đây mắc các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp và vận động. Qua nhiều năm áp dụng Dưỡng sinh tâm thể để chữa bệnh, ông Khôi nhận thấy những bệnh này tỏ ra chuyển biến khả quan nhất.

Bản thân ông Khôi cũng từ một bệnh nhân của má Hai Hương, Trưởng môn Dưỡng sinh tâm thể, sau khi được chữa khỏi bệnh hen suyễn nặng và mờ một mắt do chấn thương đã tình nguyện đi theo má Hai, mang phương pháp này giúp đỡ mọi người. Ông Khôi vốn là giáo viên Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, hàng ngày, ông lên lớp với những cơn hen suyễn thường trực. Chỉ cần một học sinh nào đó nghịch ngợm đánh que diêm ngoài cửa là trong lớp, mùi diêm sinh làm thày gục xuống vì những cơn suyễn rút ruột. Một lần chiếc bảng phấn tuột đinh rơi trúng đầu thày, từ đó, bên mắt trái của thày Khôi cứ mờ dần gần như không nhìn thấy gì nữa. Cơ duyên đã khiến thày Khôi gặp được má Hai, được má chữa bệnh. Từ đó đến nay, ông Khôi lúc nào cũng khoẻ mạnh, hai mắt tinh tường, vui vẻ và nhìn trẻ hơn cái tuổi sắp thất thập của mình rất nhiều.

Ông Khôi vui vẻ nói: “Nhiều người thường bảo “đầu ra của bệnh viện là đầu vào của trung tâm Dưỡng sinh tâm thể” bởi nhiều năm nay, đã có không ít người bệnh đến đây với những căn bệnh rất nặng, chữa trị bằng Đông, Tây y đều không khỏi”.

Theo lý thuyết của môn dưỡng sinh này, các bệnh tật đều do sự thiếu cân bằng trong con người mà sinh ra. Bởi vậy, cân bằng lại âm dương trong cơ thể sẽ dần dần hàn gắn được những tổn thương và duy trì được sức khoẻ. Các hướng dẫn viên sẽ trò chuyện, khuyên người bệnh củng cố niềm tin vững chắc vào bản thân vì chỉ khi người ta tin tưởng một cách quyết liệt rằng mình sẽ chiến thắng bệnh tật thì người ta mới có thể hết bệnh.

Sau khi đã có niềm tin, người bệnh sẽ được học cách thở đúng cách để thu nhận nhiều nhất khí ôxy, từ đó huy động được những năng lượng tiềm ẩn trong mỗi người và tiếp nhận năng lượng từ mặt đất (khí âm, chữa những bệnh thiếu âm), bầu trời (khí dương, chữa những bệnh thiếu dương) và khí cân bằng âm dương trong vũ trụ. Bên cạnh đó, các hướng dẫn viên của trung tâm sẽ dùng năng lượng của mình tác động trực tiếp lên người bệnh bằng cách xoa, vuốt, đấm… giúp người bệnh nhanh khoẻ hơn.

Bước vào trung tâm, nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước sự giản dị của nơi này. Phòng tập chỉ rộng chừng 20m2, không có đồ nghề gì ngoài một bình nước giải khát, các học viên đứng tập hít thở theo hướng dẫn của các thày, chừng 30 phút thì toát mồ hôi, người sảng khoái, nhẹ nhàng thì dừng lại. Hướng dẫn viên lại lần lượt đặt bàn tay truyền năng lượng vào cốc nước để các học viên giải khát.

Trung tâm Dưỡng sinh tâm thể Hà Nội được thành lập tháng 8/1995, sau khi bà Tôn Nữ Hoàng Hương, Trưởng môn dưỡng sinh này được Liên hiệp Công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đứng ra bảo trợ hoạt động. Đến nay, mô hình này đã có mặt tại hơn 30 tỉnh thành trong cả nước và hàng chục nghìn người đã hưởng những thành quả của phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc này. Trong suốt mấy chục năm qua, nhiều chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về tác dụng của phương pháp dưỡng sinh này đối với sức khoẻ con người đã được thực hiện. Tính ưu việt của Dưỡng sinh tâm thể đã được khẳng định, đặc biệt là trong việc chữa trị, phục hồi khả năng cho các nạn nhân chất độc da cam.

Phương pháp Dưỡng sinh tâm thể do bà Tôn Nữ Hoàng Hương (thường được gọi là Má Hai Hương, Má Hai Bình Định), sinh ra và lớn lên tại Ân Tường, Hoài Ân, Bình Định, khởi sướng. Năm 1963, khi đang mang thai, bà bị một tai nạn bất ngờ và ngất đi. Như một huyền thoại, sau khi chết lâm sàng 3 ngày, bà sống lại và phát hiện ra mình có một khả năng kỳ lạ. Việc đầu tiên của má là dùng hai tay của mình, xoa nóng lên để chữa cho thai nhi trong bụng. Và cái thai nhi ấy đã sống, đủ ngày đủ tháng thì một bé gái chào đời. Người con gái ấy ngày nay là một bác sĩ

Phát hiện ra những khả năng đặc biệt của mình, má bắt đầu áp dụng để chữa bệnh cho mọi người. Với tâm nguyện được đi nhiều nơi để chữa bệnh và dạy nhiều người biết chữa bệnh theo cách của mình, bà thuyết phục chồng đi bước nữa để có người chăm sóc chồng con, còn bà từ đó đi khắp nơi chữa bệnh cứu người. Trong suốt hàng chục năm đi chữa bệnh, má phải chịu nhiều sóng gió, tù đầy, tra tấn vì cả bên ta và địch nghi ngờ, chưa kể phải đối mặt với những sự bài xích vì cho là mê tín dị đoan…

Nhưng chính những người được bà Hai Hương cứu thoát khỏi bệnh tật đã giúp bà dần dần khẳng định tính hữu dụng của phương pháp chữa bệnh bằng dưỡng sinh tâm thể. Bà đã nhiều lần được Nhà nước khen tặng vì những thành tích trong việc chăm lo sức khoẻ cộng đồng, được tham dự hội nghị Hai giỏi toàn quốc năm 1996…

Một lần, đến thăm làng Hữu nghị Việt Nam (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Tây), má Hai nhìn những em nhỏ bị nhiễm chất độc da cam điên loạn, phá phách trong cơn đau, vài em khác trì độn, ngơ ngẩn với những khuôn mặt không trí tuệ khiến má hết sức thương cảm. Má nghĩ nếu chấp nhận cứ nuôi các em như hiện tại thì các em mãi mãi chỉ là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bà bàn với mọi người áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng Dưỡng sinh tâm thể để đánh thức khả năng tư duy của các cháu bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh.

Từ đó, hàng ngày ở “làng da cam”, các cháu bé bị tật nguyền do loại chất độc chết người này được chính bà Hai Hương và các cộng sự của mình chữa chạy. Kiên trì trong 3 năm liền, họ áp dụng liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc cho hàng chục em bị tâm thần kinh nặng. Các em này thường xuyên điên loạn hoặc ngất triền miên mỗi khi thay đổi thời tiết, thậm chí không thể ngồi yên dù chỉ là vài phút hoặc có em như em Hải, hễ trở trời là lại nhổ tóc cho máu chảy toe toét để ăn…

Kết quả rất đáng khích lệ: 100% các em có chuyển biến tốt về mặt trí tuệ, thể hiện tất cả các em biết sinh hoạt theo lịch trình, biết đứng ngay ngắn theo hàng và tập theo đúng động tác tay của HDV; biết học múa, học hát và nhớ được cả những bài hát; biết tham gia chơi các trò chơi. Đặc biệt các em có thể ngồi học nghiêm túc cả một buổi sáng, điều mà trước đây, không thày cô nào dám nghĩ tới khi nhận một lớp toàn những học sinh đặc biệt này.

Qua giai đoạn một, các em điên tiến lên được một mức trong thang đánh giá là “trì độn hoặc câm điếc bẩm sinh”. Chưa chịu dừng lại, các hướng dẫn viên dưỡng sinh tâm thể tiếp tục dạy nghề cho các em. Nghệ nhân Mai Hạnh được mời đến để dạy nghề làm hoa giả. Kết quả là hơn một nửa số em tật nguyền đã thành nghề, có thể đứng độc lập trong dây chuyền sản xuất hoa. Kết quả này được chính cách thày cô trong làng Hữu Nghị, những người bao nhiêu năm nay chứng kiến cuộc sống không bình thường của các em coi là một huyền thoại. Một số ít trong đó, một năm sau, đã biết đọc biết viết, biết cộng trừ những phép tính đơn giản.

Từ đó đến nay, hàng ngày vẫn có thêm những người bệnh tìm đến với môn dưỡng sinh tâm thể. Mặc dù má Hai đã khuất bóng (năm 2003) nhưng những người cùng chí hướng với má vẫn tiếp tục con đường thiện mà má đã khởi xướng.

Gặp chị Nhung, 34 tuổi, ở Bắc Giang trung tâm Dưỡng sinh tâm thể Hà Nội nhờ chữa bệnh méo mồm. Chị bảo rằng biết đến nơi này nhờ một cô bé hàng xóm người cùng quê, là sinh viên đang trọ học ở gần trung tâm này, cho địa chỉ. Cô bé mới lên học, không may bị ngã xe, chấn thương sọ não nhẹ. Sau khi cấp cứu ở bệnh viện, cô rơi vào tình trạng lúc nhớ lúc quên, thường xuyên đau đầu ghê gớm. Cô nghe người dân xung quanh chỉ, sang trung tâm dưỡng sinh và được các hướng dẫn viên chữa cho khỏi bệnh, lại đi học bình thường. Chị Nhung mừng quá, khăn gói lên ngay Hà Nội. Hỏi chị có mang theo nhiều tiền để chữa trị không, chị nói ngay “Cái hòm sắt nhỏ nhỏ kia kìa, là hòm tùy tâm đấy. Người bệnh đến đây không ai phải trả tiền đâu, ai cũng được đối xử như nhau hết. Tuỳ tâm, tuỳ hoàncảnh, ai có nhiều thì góp vào đó nhiều, có ít góp ít, như mình chỉ 5-10 nghìn thôi cũng được mà”.

(Theo Ngoisao.net)

VN:F [1.9.22_1171]

Tập thể, cá nhân có nhu cầu tham gia tập luyện DSTT hoặc tổ chức các CLB DSTT xin vui lòng liên hệ theo form dưới đây:
Các bài viết khác