Logo Banner
 
Hiệu quả - Nhân chứng
Đại tá Nguyễn Trần Mý: 20 năm gắn bó với đại gia đình Dưỡng sinh tâm thể
(Ngày đăng: 09/07/2015 - Lượt xem: 1641)
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Nghiên cứu ứng dụng DSTT, một ngày đầu tháng 7-2015, chúng tôi tìm về khu dân cư 918, phường Phúc Đồng, quận Long Biên thăm ông Nguyễn Trần Mý và bà Bùi Thị Gấm, cặp vợ chồng đã có 20 năm gắn bó đầy nghĩa tình với đại gia đình DSTT.

Ông Nguyễn Trần Mý hướng dẫn học viên tập luyện DSTT

Đại tá Nguyễn Trần Mý, sinh 1932, quê ở xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Ông nguyên là Phó Cục trưởng, Cục An ninh Bộ Quốc phòng.Với 42 năm tham gia quân đội, có mặt suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ông được Nhà nước và Quân đội tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương. Ở tuổi 63, ông bị nhiều bệnh tật hành hạ, nhưng nhờ đến với DSTT, ông không những khỏi bệnh mà còn trở thành một Huấn luyện viên  (HLV) giỏi, giúp hàng ngàn người nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Được lãnh đạo Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), má Hai Hương và mọi người tín nhiệm, ông đảm nhận cương vị Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu ứng dụng DSTT(sau đây viết là Viện DSTT), phụ trách công tác huấn luyện, đào tạo và xây dựng phong trào.

Điều đáng trân trọng là không riêng ông Mý mà cả vợ ông, bà Bùi Thị Gấm, sinh 1940, 20 năm qua cũng đem hết nhiệt tình, trách nhiệm, tham gia tổ chức các lớp DSTT tại Hà Nội cũng như tại nhiều tỉnh, thành khác, đem “năng lượng tình thương” đến giúp đỡ mọi người luyện tập DSTT.   

Khỏi bệnh lại đi giúp đời       

Nhớ về kỷ niệm những ngày đầu đến với DSTT, ông Nguyễn Trần Mý tâm sự:“Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quân đội thì cũng là lúc tôi bị bệnh tật hành hạ, từ năm 1990, tôi bị huyết áp cao 190/100, rối loạn tiền đình nặng, mạch vành tim độ 3, vôi hóa đốt sống cổ, sống lưng, thoát vị đĩa đệm Bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật; viêm họng mãn, bại cánh tay trái 6 tháng không thể nào giơ lên được, đau đầu mất ngủ thường xuyên. Tôi đi khám và điều trị nhiều đợt ở BV Quân đội 108, BV Y học cổ truyền quân đội nhưng chỉ đỡ mà không khỏi, riêng bệnh tim mạch vành độ 3 có dấu hiệu càng nặng. Vì vậy tâm trạng tôi rất bi quan, hay cáu gắt với gia đình. Cùng thời gian này, bà Gấm vợ tôi cũng bị nhiều bệnh như viêm đa khớp, loét hành tá tràng, viêm đại tràng, 19 năm bị đau dạ dày, 18 năm bị đau đầu mãn tính. Đau ốm, không ăn không ngủ được, bà Gấm nhà tôi từ chỗ nặng 50 cân chỉ còn 34 cân. Hai vợ chồng đưa nhau đi điều trị các BV, có ai mách thầy mách thuốc ở đâu là tìm đến, tốn nhiều tiền mà vẫn không khỏi.

Phó viên trưởng Viện DSTT  Nguyễn Trần Mý và bà Bùi Thị Gấm 

Cho tới năm 1995, may mắn làm sao qua một người quen, tôi biết được phương pháp DSTT. Cho đến hôm nay, vợ chồng tôi vẫn mang ơn một người phụ nữ thường gọi là chị “Nhung đen”, quê Bình Định, sau này mới biết chị theo má Hai Hương ra Hà Nội để giúp đời. Chị Nhung đen chủ động tìm đến nhà tôi, hỏi thăm bệnh tình của hai vợ chồng và tác động cho chúng tôi ngay lần đầu tiên. Do chưa bao giờ được biết phương pháp DSTT nên chúng tôi chưa tin, vì nghĩ chỉ với vài động tác xoa, vỗ đơn giản của chị Nhung thì sao mà khỏi các căn bệnh nặng của chúng tôi được. Đến ngày thứ tư, do chưa tin và không muốn làm phiền chị Nhung đen nữa nên tôi nói dối là vợ chồng tôi không có nhà. Điều bất ngờ là ngày thứ 5, chị Nhung đen lại đến, khiến tôi cảm động, chị nói thêm: “Phương pháp này do má Hai Hương Bình Định làm Trưởng môn, má đã cứu chữa cho hàng trăm người trong miền Nam rồi. Hai bác đến Trung tâm DSTT tại 48 Trần Duy Hưng gặp má Hai Hương sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp này”. Thấy chị quá nhiệt tình, vợ chồng tôi đèo nhau bằng xe đạp đến Trung tâm DSTT và may mắn được gặp ngay bà Hai Hương. Má ân cần hỏi thăm sức khỏe, bệnh tật của vợ chồng tôi và động viên rất nhiều. Sau khi được má Hai Hương và anh chị em ở Trung tâm DSTT tác động truyền năng lượng, vợ chồng tôi cảm nhận rất rõ các bênh tật của mình dần dần chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tốt lên. Chúng tôi kiên trì ngày nào cũng chở nhau trên chiếc xe đạp đến tập luyện và để được nhận năng lượng.

Thực là kỳ diệu, sau một tháng các căn bệnh quái ác của tôi và bà Gấm gần như đã khỏi hẳn. Góp chuyện với ông Mý, bà Gấm cho biết thêm: “Chỉ sau 1 tuần được tác động năng lượng DSTT, tôi đã ăn được một bát cơm, với những người khỏe mạnh việc ấy rất bình thường, nhưng với tôi đó là hạnh phúc lớn, vì trước đó do bệnh tật mà mấy năm trời tôi chỉ ăn được cháo”.

Một bất ngờ nữa và cũng là niềm hạnh phúc lớn  mà vợ chồng ông Mý chưa hề nghĩ tới, đó là sau khi lành bệnh, ông Mý và bà Gấm được má Hai Hương tin tưởng, giao nhiệm vụ tham gia tổ chức các điểm tập DSTT. Tháng 4-1996, vợ chồng ông Mý đã cùng các anh, chị Ba Hổ, Sáu Cần,  Bảy Lệch, “Nhung đen” lên đường về xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, Ninh Bình tổ chức điểm tập. Bằng tình thương yêu, bằng “tâm lành” và với đôi bàn tay tràn đầy năng lượng tình thương, trong 19 ngày, vợ chồng ông Mý cũng anh chị em Hướng dẫn viên (HDV) đã giúp cho hơn 1.600 người tham gia luyện tập và chữa bệnh, nhân dân địa phương vô cùng phấn khởi bởi chính bản thân họ chứng kiến nhiều căn bệnh của mình, của người thân, hàng xóm đã được giải quyết mà trước đó họ đành cam chịu để bệnh tật hành hạ. Cũng tại đây, vợ chồng ông Mý đã đào tạo được 4 HDV là chị Bùi Thị Nết, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Gái. Những năm tháng sau đó, vợ chồng ông Mý đã liên tục mở thêm nhiều điểm tập tại Hà Nội và đi xa hơn, đến các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Việt Trì…Tại tỉnh Lạng Sơn, lớp DSTT do vợ chồng ông Mý làm HLV đã đạt kết quả cao, cả hai ông bà được UBND thành phố Lạng Sơn tặng Giấy khen.  20 năm qua, do có nhiều thành tích đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào DSTT, ông Nguyễn Trần Mý và bà Bùi Thị Gấm đã được Liên hiệp khoa học công nghệ Tin học (UIA) tặng nhiều Bằng khen và Giấy khen.

Hiện nay hai vợ chồng ông Mý vẫn thường xuyên giúp đỡ cho những người bệnh có yêu cầu. Nhớ về chặng đường đã qua, ông Nguyễn Trần Mý bày tỏ “Đối với vợ chồng tôi, phần thưởng lớn nhất và ý nghĩa nhất là khi thấy mình đã thực hiện được ý nguyện của má Hai Hương, bằng năng lượng tình thương đã giúp cho hàng chục ngàn trường hợp người dân nâng cao được sức khỏe, bệnh tật bị đẩy lùi”.

“Lấy bệnh làm lệnh!”

Là người lính, Đại tá Nguyễn Trần Mý rất tâm đắc với lời má Hai Hương  căn dặn anh chị em lãnh đạo Viện DSTT cùng các HLV, HDV: “Lấy bệnh làm lệnh”. Chỉ với 4 chữ, vừa là tình cảm,  trách nhiệm, lại vừa nghiêm trang như một mệnh lệnh của trái tim! Ông Mý từng tác động DSTT cho hàng ngàn người có vấn đề về sức khỏe. Nhưng lần ông tác động cho cố GS-Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, khi đó đương chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam là một kỷ niệm sâu sắc. Theo ông Mý, vào khoảng năm 1998, ông Vũ Tuyên Hoàng bị đau một bên chân trái, đau nhức dữ dội, gia đình đưa ông vào điều trị tại BV Hữu nghị Việt-Xô, bác sĩ kết luận ông bị viêm dây thần kinh ngoại biên. Nằm điều trị suốt 2 tháng, ông thấy có đỡ nhưng vẫn đau nhức không ngủ được, không đi lại được. Đau quá, ông Vũ Tuyên Hoàng liền gọi điện thoại cho ông Nguyễn Trần Mý. Ngay hôm sau ông Mý vào BV thăm GS- Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng. Vừa trò chuyện, ông Mý vừa xoa tay vào chỗ đau cho ông Vũ Tuyên Hoàng rồi cho ông uống một cốc nước. Kỳ lạ là, chỉ sau 15 phút tác động, ông Vũ Tuyên Hoàng đã đỡ đau nhức và đêm ấy ngủ ngon. Ngày hôm sau ông Mý lại vào BV thì ông Vũ Tuyên Hoàng cho hay chân không còn đau nữa. “Kỳ diệu quá! Tôi đã hết đau rồi, có lẽ tôi xin ra viện thôi”, GS-Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng phấn khởi như reo lên. Cũng vì thế, sau này, trước mỗi chuyến đi công tác dài ngày, ông Vũ Tuyên Hoàng đều nhờ ông Mý đến truyền cho “năng lượng tình thương” để mình có thêm sức khỏe. Trong một lần phát biểu tại Hội thảo Khoa học về phương pháp DSTT, GS-Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng đã đánh giá cao phương pháp DSTT của bà Hai Hương và đề nghị Liên hiệp UIA cùng Trung tâm DSTT tiếp tục đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, nhằm phổ biến phương pháp này đến các địa phương trong cả nước, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Khi nói tới má Hai Hương, bà Bùi Thị Gấm xúc động, bà tâm sự: “ Tôi cảm  nhận được tình cảm trìu mến của má Hai Hương đối với tôi, má rất thương và chiều tôi bằng tình thương của người mẹ dành cho con”. Vợ chồng ông Mý đã có 5 chuyến đi công tác cùng má Hai Hương để nắm bắt, động viên phong trào luyện tập DSTT tại các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cam Ranh, Phan Rang- Tháp Chàm, Ninh Thuận, Tây Ninh, Vũng Tàù, TP HCM…Có chuyến đi kéo dài tới 2 tháng, chuyến đi ít nhất cũng 1 tháng 10 ngày. “Kỳ lạ là càng đi với má càng thấy khỏe ra”, ông Mý nói.

Những năm tháng được đi theo má Hai Hương đã giúp cho vợ chồng ông Mý có thêm bản lĩnh, nghị lực cũng như nhiều kinh nghiệm quý báu, để  Phó Viện trưởng Trần Mý làm tốt hơn nhiệm vụ của mình trong vai trò Huấn luyện viên. Cũng nhờ đi với má Hai Hương mà bà Gấm cảm thấy năng lượng càng dồi dào, tâm càng hướng thiện, chữa bệnh càng hiệu quả. Bà kể cho chúng tôi về một trường hợp rất đặc biệt, đó là bà Lan, 58 tuổi, ở Lạng Sơn, bị mắc căn bệnh cười. Đã 6 năm, bà Lan bị cười suốt cả ngày, tối cũng cười, cười nắc nẻ, cười rũ rượi khiến bà Lan mệt mỏi, không ăn không ngủ được, làm mọi người trong gia đình cũng khổ lây. Bà Gấm kiên trì tác động và hướng dẫn bà Lan tập DSTT, sau 3 tháng tập luyện và được tác động, căn bệnh cười kỳ dị của bà Lan ngày càng giảm. Chồng bà Lan cho biết: Bệnh cười của vợ tôi đã giảm được 50-60% rồi, tôi sẽ động viên cho bà nhà tôi tập tiếp cho đến khi khỏi hẳn.

Trước khi tạm biệt, bà Gấm đã đọc cho chúng tôi nghe bài thơ “ Nhớ Má”, bài thơ mộc mạc nhưng cảm xúc chân thành do bà sáng tác vào ngày giỗ đầu má Hai Hương, bài thơ có đoạn:

Má đi xa tận trời cao

Để lại thương tiếc cho bao nhiêu người

Trung tâm vắng tiếng Má cười

Đôi tay má vỗ giúp đời thêm tươi

Chúng con nhớ má khôn nguôi

Thương Má, tiếc má suốt đời không quên!

 

                                                                   Nhà báo TỪ NGỌC LANG

 

 

 

 

Tập thể, cá nhân có nhu cầu tham gia tập luyện DSTT hoặc tổ chức các CLB DSTT xin vui lòng liên hệ theo form dưới đây:
Các bài viết khác